Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc có địa hình khá phức tạp, song có những điều kiện thuận lợi để phát triển giao thương hàng hóa như: Giao thông thuận lợi, tiếp giáp với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc. Bên cạnh đó, Cao Bằng còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp của Tỉnh. Nhờ phát huy tốt những lợi thế trên, tình hình kinh tế - xã hội Cao Bằng đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Trên cơ sở số liệu thông tin thu thập tổng hợp được từ các Sở, ngành và kết quả các cuộc điều tra hàng năm, Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng đã biên soạn và phát hành ấn phẩm “Tổng quan kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2019) tỉnh Cao Bằng”, gồm 3 phần chính:
Phần thứ nhất: Tổng quan kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2019) tỉnh Cao Bằng;
Phần thứ hai: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2019) qua kết quả các cuộc Tổng điều tra thống kê;
Phần thứ ba: Những tiềm năng, thế mạnh góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Dưới đây là một số nội dung chủ yếu của ấn phẩm này:
Phần 1 của ấn phẩm dành 34 trang giới thiệu tổng quan kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2019) tỉnh Cao Bằng, trong đó cung cấp nhiều số liệu chuyên sâu về thực trạng phát triển kinh tế và một số lĩnh vực xã hội.
Theo đó, năm 2019, GRDP toàn tỉnh ước đạt mức tăng trưởng 7,0%, đây là mức tăng trưởng khá cao, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng của năm 2017 (7,02%) và năm 2018 (7,15%), nguyên nhân do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, thiên tai… Trong mức tăng 7,0% của toàn nền kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng 2,35%, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào tốc độ GRDP; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 13,27%, đóng góp 3,36 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,2%, đóng góp 3,0 điểm phần trăm và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,1%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Trong giai đoạn 2010-2019, cơ cấu các khu vực kinh tế của Tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến năm 2019, tỷ trọng của các khu vực vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm trong GRDP lần lượt là 22,10%; 25,26%; 49,60% và 3,04%. Tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng ở mức hợp lý và tăng dần; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm dần. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng dân số nên tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người tính theo giá hiện hành tăng từ 13,2 triệu đồng/người (tương đương 680 USD) năm 2010 lên 30,01 triệu đồng/người (tương đương 1.241 USD) năm 2019.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2010-2019 theo giá hiện hành ước đạt 71,16 nghìn tỷ đồng. Trong 10 năm qua, cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch khá rõ nét, đầu tư tăng ở khu vực dịch vụ, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; giảm ở khu vực công nghiệp và xây dựng. Đời sống dân cư cơ bản ổn định và được cải thiện, đặc biệt là chất lượng đời sống vật chất, tinh thần dân cư ở khu vực nông thôn từng bước được nâng cao nhờ các chương trình đầu tư xóa đói giảm nghèo, chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…
Phần 2 là nội dung trọng tâm của ấn phẩm, gồm 103 trang, giới thiệu tình hình phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2019) qua kết quả các cuộc điều tra thống kê, trong đó bao gồm nhiều biểu số liệu chủ yếu của các cuộc điều tra đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Thứ nhất là Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2019 (TĐT). Theo kết quả sơ bộ của TĐT, ở thời điểm 01/4/2019, tổng dân số toàn tỉnh Cao Bằng là 530.341 người, trong đó dân số nam là 265.620 người, chiếm 50,09%, dân số nữ là 264.721 người, chiếm 49,91%. Dân số khu vực thành thị là 123.407 người, chiếm 23,27% tổng dân số; dân số nông thôn 406.934 người, chiếm 76,73%. Dân số tỉnh Cao Bằng đã tăng thêm 23.158 người (tương đương 4,57%) so năm 2009, bình quân mỗi năm dân số tăng trên 2,3 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giữa hai cuộc TĐT năm 2009 và năm 2019 là 0,45%, thấp hơn tỷ lệ tăng dân số bình quân cả nước giai đoạn này (1,14%). Tỷ số giới tính là 100,3 nam/100 nữ.
Thứ hai, cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016. Kết quả cho thấy, tại thời điểm 01/7/2016, khu vực nông thôn toàn tỉnh Cao Bằng có 177 xã và 2.125 thôn, bản; giảm 2 xã và 15 thôn so với 5 năm trước đó, do sự phát triển đô thị hóa, một số xã chuyển sang khu vực thành thị theo quy hoạch của tỉnh. Tổng số hộ nông thôn trên toàn Tỉnh là 96.001 hộ, tăng 6.187 hộ (6,89%) so năm 2011. Cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực, giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nông, lâm, thủy sản; tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ thương nghiệp, vận tải và dịch vụ khác… Về trình độ chuyên môn của lao động nông thôn, số người trong độ tuổi lao động thực tế đang lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên năm 2016 chiếm 7,47% tổng số, trong đó trình độ trung cấp chiếm 6,32%; cao đẳng 2,19%; đại học trở lên là 2,27%. Trong 5 năm (2011-2016), bộ mặt nông thôn có sự biến đổi sâu sắc, hầu hết các cơ sở hạ tầng quan trọng được tăng cường, hệ thống trường học, thủy lợi, chợ nông thôn, mạng lưới y tế các cấp được quy hoạch, sắp xếp lại và đầu tư kiên cố hóa.
Phần thứ nhất: Tổng quan kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2019) tỉnh Cao Bằng;
Phần thứ hai: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2019) qua kết quả các cuộc Tổng điều tra thống kê;
Phần thứ ba: Những tiềm năng, thế mạnh góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Dưới đây là một số nội dung chủ yếu của ấn phẩm này:
Phần 1 của ấn phẩm dành 34 trang giới thiệu tổng quan kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2019) tỉnh Cao Bằng, trong đó cung cấp nhiều số liệu chuyên sâu về thực trạng phát triển kinh tế và một số lĩnh vực xã hội.
Theo đó, năm 2019, GRDP toàn tỉnh ước đạt mức tăng trưởng 7,0%, đây là mức tăng trưởng khá cao, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng của năm 2017 (7,02%) và năm 2018 (7,15%), nguyên nhân do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, thiên tai… Trong mức tăng 7,0% của toàn nền kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng 2,35%, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào tốc độ GRDP; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 13,27%, đóng góp 3,36 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,2%, đóng góp 3,0 điểm phần trăm và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,1%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Trong giai đoạn 2010-2019, cơ cấu các khu vực kinh tế của Tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến năm 2019, tỷ trọng của các khu vực vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm trong GRDP lần lượt là 22,10%; 25,26%; 49,60% và 3,04%. Tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng ở mức hợp lý và tăng dần; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm dần. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng dân số nên tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người tính theo giá hiện hành tăng từ 13,2 triệu đồng/người (tương đương 680 USD) năm 2010 lên 30,01 triệu đồng/người (tương đương 1.241 USD) năm 2019.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2010-2019 theo giá hiện hành ước đạt 71,16 nghìn tỷ đồng. Trong 10 năm qua, cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch khá rõ nét, đầu tư tăng ở khu vực dịch vụ, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; giảm ở khu vực công nghiệp và xây dựng. Đời sống dân cư cơ bản ổn định và được cải thiện, đặc biệt là chất lượng đời sống vật chất, tinh thần dân cư ở khu vực nông thôn từng bước được nâng cao nhờ các chương trình đầu tư xóa đói giảm nghèo, chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…
Phần 2 là nội dung trọng tâm của ấn phẩm, gồm 103 trang, giới thiệu tình hình phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2019) qua kết quả các cuộc điều tra thống kê, trong đó bao gồm nhiều biểu số liệu chủ yếu của các cuộc điều tra đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Thứ nhất là Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2019 (TĐT). Theo kết quả sơ bộ của TĐT, ở thời điểm 01/4/2019, tổng dân số toàn tỉnh Cao Bằng là 530.341 người, trong đó dân số nam là 265.620 người, chiếm 50,09%, dân số nữ là 264.721 người, chiếm 49,91%. Dân số khu vực thành thị là 123.407 người, chiếm 23,27% tổng dân số; dân số nông thôn 406.934 người, chiếm 76,73%. Dân số tỉnh Cao Bằng đã tăng thêm 23.158 người (tương đương 4,57%) so năm 2009, bình quân mỗi năm dân số tăng trên 2,3 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giữa hai cuộc TĐT năm 2009 và năm 2019 là 0,45%, thấp hơn tỷ lệ tăng dân số bình quân cả nước giai đoạn này (1,14%). Tỷ số giới tính là 100,3 nam/100 nữ.
Thứ hai, cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016. Kết quả cho thấy, tại thời điểm 01/7/2016, khu vực nông thôn toàn tỉnh Cao Bằng có 177 xã và 2.125 thôn, bản; giảm 2 xã và 15 thôn so với 5 năm trước đó, do sự phát triển đô thị hóa, một số xã chuyển sang khu vực thành thị theo quy hoạch của tỉnh. Tổng số hộ nông thôn trên toàn Tỉnh là 96.001 hộ, tăng 6.187 hộ (6,89%) so năm 2011. Cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực, giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nông, lâm, thủy sản; tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ thương nghiệp, vận tải và dịch vụ khác… Về trình độ chuyên môn của lao động nông thôn, số người trong độ tuổi lao động thực tế đang lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên năm 2016 chiếm 7,47% tổng số, trong đó trình độ trung cấp chiếm 6,32%; cao đẳng 2,19%; đại học trở lên là 2,27%. Trong 5 năm (2011-2016), bộ mặt nông thôn có sự biến đổi sâu sắc, hầu hết các cơ sở hạ tầng quan trọng được tăng cường, hệ thống trường học, thủy lợi, chợ nông thôn, mạng lưới y tế các cấp được quy hoạch, sắp xếp lại và đầu tư kiên cố hóa.
Thứ ba, cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017. Theo kết quả, tính đến thời điểm 01/7/2017, toàn tỉnh có 20.926 đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp, tôn giáo, thu hút 76.599 lao động. So với năm 2012, số đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp tăng 21,3% (3.670 đơn vị), lao động tăng 14,4% (9.615 người). Số lượng các đơn vị tôn giáo khu vực kinh tế tăng nhanh hơn khu vực hành chính, sự nghiệp thể hiện xu hướng tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Cụ thể, số đơn vị kinh tế tăng 23,1%, các đơn vị hành chính, sự nghiệp tăng 8,1%. Khu vực doanh nghiệp và hợp tác xã có xu hướng giảm cả về số lượng đơn vị và người lao động trong 5 năm 2012-2017. Trong khi đó, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng nhanh về cả 2 yếu tố này. Đơn vị hành chính, sự nghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh khu vực sự nghiệp. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng tiếp tục phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trình độ lao động làm việc trong các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp và tôn giáo tại thời điểm 01/7/2017 của Tỉnh vẫn còn thấp, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 31,7%.
Phần thứ ba của ấn phẩm giới thiệu rõ về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng; nguồn lực con người; các thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp; tiềm năng kinh tế cửa khẩu, du lịch… Đây là những yếu tố thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.
Có thể nói, ấn phẩm “Tổng quan kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2019) tỉnh Cao Bằng” đã mang tới cho bạn đọc, người dùng tin một bức tranh toàn diện, chi tiết, đa chiều và nhiều màu sắc về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng trong 10 năm qua. Hy vọng, đây sẽ là cuốn “cẩm nang” quan trọng, bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư và đông đảo người dùng tin trong xã hội./.