Dự án cải thiện hệ thống thống kê quốc gia Việt Nam

|

Dự án cải thiện hệ thống thống kê quốc gia Việt Nam

Năm 2014, Tổng cục Thống kê và Viện Thống kê quốc gia Italia (ISTAT) đã ký Biên bản ghi nhớ Hợp tác song phương trong lĩnh vực thống kê nhằm tranh thủ nguồn tài chính, hỗ trkỹ thut và kinh   nghiệm tốt từ phía Italia để nâng cao năng lực cho Tổng cục Thống kê.

Triển khai thực hiện Biên bản ghi nhớ (MoU), năm 2016, Tổng cục Thống kê và ISTAT thống nhất đề xuất vi Cơ quan Hợp c Phát triển Italia (AICS) đưa hợp c về thống kê vào chương trình hỗ trợ k thut của Chính phủ Italia cho Việt Nam. Tháng 4 năm 2017, AICS thông báo Chính phủ Italia đồng ý về chủ trương tài trợ kinh phí để thực hiện một số hoạt động hợp tác giữa ISTAT Tổng cục Thống kê.

Tháng 10 năm 2018, đoàn chuyên gia ISTAT cùng các đơn vị liên quan của Tổng cục Thống kê cùng nhau nghiên cứu và xây dựng nội dung hỗ trk thuật, trình Chính phủ Italia xem xét.

Tháng 02 năm 2018, Dự án: “Cải thiện hệ thống thống kê quốc gia Việt Nam” (viết gọn là Dự án Italia) do Chính phủ Italia tài trợ đã được phê duyệt. Theo đó, Dự án có thời gian thực hiện 3 năm (từ tháng 4/2018 đến tháng 4/2021). Dự án tập trung vào các mục tiêu cụ thể nhằm hỗ trTổng cục Thống kê nâng cao năng lực trong 5 lĩnh vực: (1) Xây dựng thể chế; (2) Thống kê năng lượng; (3) Thống kê môi trường và biến đổi khí hậu; (4) Phổ biến thông tin thống kê; (5) Công nghệ thông tin và truyền thông.

Mục tiêu tổng quát của dự án là tăng cường năng lực thống kê của Tổng cục Thống kê nhằm nâng cao vai trò dẫn dắt và hiệu quả hot động theo hướng cơ quan dịch vụ công với chi phí thấp nhất, đáp ứng các nhu cầu của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.

Mục tiêu của Dự án tập trung vào một số nội dung sau:

- Đưa Tổng cục Thống trở thành nhà cung cấp dịch vụ công với chi phí thấp nhất cho Chính phủ và chính quyn địa phương c cấp (trung ương, tỉnh và huyện), nhằm cung cấp sliệu thống kê hỗ tr chính sách dựa trên bằng chứng trong quá trình phát triển quốc gia; gm sát mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) cho tất cả người dùng tin khác;

- Giúp Tổng cục Thống kê phát triển các kỹ năng quản lý các hot động thống kê, như kế hoạch 5 năm, ngân sách, hiệu quả quản lý và kỹ năng lãnh đạo;

- Hỗ trợ Tổng cục Thống kê nâng cao năng lực trong việc sản xuất và phổ biến số liệu thống kê chính thức, tập trung vào lĩnh vực thống kê môi trường và năng lượng bền vững nhằm đảm bảo số liệu có cht lượng cao và có tính so sánh quốc tế;

- Nâng cao năng lực của Tổng cục Thống kê trong việc áp dụng CNTT-TT tiên tiến và xây dựng cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu tích hợp cho phép tất cả người dùng tin có thể tiếp cận dữ liệu.

Các kết quả và chỉ tiêu dự kiến chủ yếu của Dự án đó là:

- Nâng cao kỹ năng quản lý/kỹ năng quản trị;

- Thiết lập cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu tích hợp;

- Nâng cấp cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê giúp hỗ trợ việc phổ biến số liệu;

- Tính toán và phân tích số liệu thống kê tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các nguồn dữ liệu mới trong lĩnh vực thống kê môi trường và năng lượng;

- Nâng cao phương pháp luận thống kê trong lĩnh vực thống kê môi trường và năng lượng, đặc biệt là năng lượng bền vững;

- Cải thiện hạ tầng CNTT tại Tổng cục Thống kê;

- Cung cấp cho Tổng cục Thống kê các công cụ/phần mềm để tiến hành điều tra sử dụng các thiết bị điện tử và khai thác dữ liệu hành chính;

- Thực hiện điều tra thí điểm tiêu dùng năng lượng của hộ và doanh nghiệp;

- Thiết kế cổng thông tin điện tử hỗ trợ điều tra về các doanh nghiệp lớn;

- Xây dựng hệ thống thông tin thống kê môi trường tích hợp, bao gồm hệ thống chỉ tiêu giúp đo lường rủi ro, thảm họa và các chỉ tiêu về khu vực thành thị;

- Tăng cường kiến thức của Tổng cục Thống kê trong việc biên soạn tài khoản kinh tế môi trường, bao gồm hệ sinh thái, tham khảo địa lý và các chủ đề thống kê khác.
 
Trách nhiệm của các bên: AICS chịu trách nhiệm quản lý vốn viện trợ do Chính phủ Italia tài trợ và thực hiện mua sắm thiết bị công nghệ thông tin cho Tổng cục Thống kê. ISTAT chịu trách nhiệm cung cấp chuyên gia ngắn hạn và tiếp nhận các đoàn khảo sát của Tổng cục Thống kê. Với tư cách là cơ quan hưởng lợi, Tổng cục Thống kê phối hợp thực hiện và cung cấp các cơ sở vật chất sẵn có của Tổng cục để thực hiện Dự án.

Để quản lý và tổ chức thực hiện Dự án có hiệu quả, hai bên nhất trí một số nội dung:

(1) Thành lập Ban quản lý Dự án với thành phần gồm đại diện của AICS tại Hà Nội, đại diện của AICS tại Rome, đại diện của ISTAT và đại diện của Tổng cục Thống kê. Ban quản lý Dự án có nhiệm vụ điều hành, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Dự án trong suốt thời gian thực hiện Dự án. Ban sẽ họp ít nhất 6 tháng một lần tại Hà Nội và tổ chức họp đánh giá giữa kỳ.

(2) Cử đầu mối hợp phần là những chuyên gia của ISTATTổng cục Thống kê, được giao phụ trách hợp phần tương ứng của Dự án. Các đầu mối hợp phần của hai bên sẽ trực tiếp trao đổi để xây dựng và thống nhất Điều khoản tham chiếu và các nội dung khác liên quan đến việc tổ chức thực hiện các hoạt động trong phạm vi hợp phần phụ trách.

Để thực hiện Dự án một cách hiệu quả, Tổng cục Thống kê đã ban hành Quy định về quản lý và thực hiện Dự án. Quy định đưa ra nguyên tắc, trách nhiệm, phương thức phối hợp thực hiện các hot động của Dự án cũng như các biểu mẫu cụ thể về mẫu báo cáo, chương trình làm việc, điều khoản tham chiếu.

Dự án có tổng số 59 tuần/chuyên gia quốc tế, tương ứng 295 ngày làm việc và 3 chuyến khảo sát của Tổng cục Thống kê sang cơ quan Thống kê Italia. Tính đến thời điểm 01/3/2019, Dự án đã thực hiện được khoảng 27% khối lượng công việc và gần một phần tư tổng số thời gian thực hiện Dự án.

Ngày 27/02/2019, Ban quản lý Dự án đã có cuộc họp lần thứ nhất tại Hà Nội để rà soát, đánh giá các hoạt động Dự án đã thực hiện và xây dựng kế hoạch chi tiết các hoạt động sẽ thực hiện đến tháng 10/2019.

Theo đánh giá của các bên, nhìn chung Dự án được thực hiện khá tốt và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ hai cơ quan. Đặc biệt, hai bên đã phối hợp tốt, các chuyên gia ISTAT có kiến thức và kinh nghiệm cũng như nhiệt tình trong việc thực hiện các hot động Dự án. Tổng cục Thống kê đã nhận được những hỗ trk thuật hiệu quả cho mỗi hợp phần và đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận, nổi bật là trong hoạt động xây dựng Website mới của Tổng cục thuộc hợp phần 4 của Dự án.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Dự án vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được cải thiện trong các kỳ thực hiện tiếp theo. ISTAT và Tổng cục Thống kê cam kết sẽ hợp tác cht chẽ hơn nữa để khắc phục các hạn chế còn tồn tại và đảm bảo tính hiệu quả của Dự án./.

CÁC HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN “CẢI THIỆN HỆ THỐNG THỐNG KÊ QUỐC GIA VIỆT NAM”
 
Hợp phần 1 - Xây dựng thể chế

Một trong những hoạt động quan trọng của Dự án là xây dựng bản đồ ánh xạ các dữ liệu hiện có trong Hệ thống thống kê quốc gia gắn với từng tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm cụ th. Ngoài ra Dự án cũng tập trung vào: a) Xây dựng các quy trình và công cụ để đánh giá các hoạt động trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia và Hệ thống thống kê B, ngành do B, ngành thực hiện; b) Quy trình tham vấn nhằm mục đích cập nhật Chương trình điều tra thống kê quốc gia căn cứ theo nhu cầu của người dùng tin; c) Tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức đối với các nhà sản xuất và các bên có liên quan khác.

Hợp phần 2 - Năng lượng

Một số nội dung hoạt độngbản, như sau: Xác định Nhu cầu thống kê và Khung khái niệm để xây dựng các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của thống năng lượng; soát các quy chế, các bảng phân ngành quốc gia quốc tế phù hợp; Xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ và trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan liên quan và cơ quan điều phối (Tổng cục Thống kê), đồng thời xác định chiến lược tham vấn/chia sẻ thông tin.

Hợp phần 3 - Môi trường và biến đổi khí hậu

Thống kê môi trường và biến đổi khí hậu là những chủ đề tương đối mới đối với Thống kê Việt Nam, đòi hỏi những biện pháp tiếp cận mang tính đổi mới. Dự án tập trung hỗ trk thut 3 lĩnh vực vĩ mô, gồm:  Xác định một số chỉ tiêu môi trường khả thi có tính đến Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs); Xây dựng một bộ chỉ tiêu khả thi để đo lường biến đổi khí hậu, những hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai có tính đến SDGs và Sendai; Xây dựng một số chỉ tiêu khả thi về môi trường đô thị có tính đến đến SDGs.

Hợp phần 4 - Phổ biến thông tin

Hợp phần tập trung vào cập nhật và hoàn thiện trang thông tin điện tử chính thức của Tổng cục Thống kê. Bên cạnh đó, tập trung vào trực quan hóa dữ liệu để cập nhật website và các ấn phẩm in, làm cho dữ liệu dễ hiểu hơn, đặc biệt đối với những người sử dụng số liệu không chuyên. Hỗ trợ xây dựng một cơ sở dữ liệu mới để phổ biến, kết nối với website, cũng rất cần thiết để tạo thuận lợi cho người dùng tin tiếp cận với dữ liệu.

Hợp phần 5 - Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT)

Hợp phần tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực của Tổng cục Thống kê để quản lý tổng hợp các kênh thu thập thông tin như điều tra, số liệu hành chính và số liệu thống kê Bộ, ngành, thông qua một Trung tâm dữ liệu đầu vào mới (Input Data Center) có khả năng quản lý toàn bộ số liệu theo phương thức tích hợp, kết nối đến Bảng phân ngành và chia sẻ dữ liệu đặc tả.

Ngoài ra Dự án cũng hỗ trợ tăng cường an ninh môi trường CNTT-TT tại Tổng cục Thống kê cũng như mua sắm một số thiết bị phần cứng cần thiết.

 
Bùi Thị Hải Vân
Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp tác quốc tế - TCTK