Những đổi mới quan trọng và một số vấn đề cần lưu ý trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

|

Những đổi mới quan trọng và một số vấn đề cần lưu ý trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Từ sau cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở đầu tiên năm 1979, Việt Nam đã tiến hành ba cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở vào các năm 1989, 1999 và 2009 nhằm cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình dân số, nhân khẩu học và nhà ở trên phạm vi toàn quốc. Các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở tại Việt Nam được thực hiện theo khuyến nghị của Liên hợp quốc về phương pháp luận nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của quốc gia, phục vụ mục đích so sánh quốc tế và tổng hợp dữ liệu toàn cầu.
 
 
Qua mỗi chu kỳ, Tổng điều tra dân số và nhà ở đều có những bước đổi mới, cải tiến cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin trong nước và quốc tế. Nếu như Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1989 là cuộc Tổng điều tra đầu tiên mà Việt Nam áp dụng các khái niệm, định nghĩa, phương pháp thiết kế và quy trình xử lý số liệu hiện đại được quốc tế thừa nhận thì đến năm 1999, Tổng điều tra dân số và nhà ở đã bổ sung một số nội dung nghiên cứu nhằm thu được nguồn số liệu toàn diện về kinh tế - xã hội và nhân khẩu học của Việt Nam. Năm 2009, Tổng điều tra dân số và nhà ở tiếp tục được thiết kế với hai chiến lược mới, đó là sử dụng cỡ mẫu 15% để mở rộng nội dung điều tra nhằm biên soạn một số chỉ tiêu cơ bản đại diện đến cấp huyện và áp dụng công nghệ nhận biết ký tự thông minh để nhập tin phiếu điều tra, qua đó nâng cao mức độ chính xác và rút ngắn thời gian xử lý số liệu. 
 
Thực hiện Tổng điều tra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, nguồn ngân sách nhà nước hạn chế, nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế dần cắt giảm trong khi nhu cầu thông tin về dân số ngày càng cao, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (TĐT 2019) được thiết kế với 5 đổi mới quan trọng, mang tính đột phá:
 

1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn của Tổng điều tra
 
So với năm 2009, TĐT 2019 đã cải tiến cả về phương pháp hình thức thu thập thông tin. Nếu như Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 chỉ sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp (điều tra viên thống phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra và ghi chép thông tin), TĐT 2019 áp dụng cả hai phương pháp điều tra trực tiếp điều tra gián tiếp (hộ dân cư tự cung cấp thông tin về dân số và nhà ở thông qua phiếu điều tra trực tuyến). Về hình thức thu thập thông tin, ngoài việc sử dụng hình thức phiếu giấy in sẵn như năm 2009, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 áp dụng thêm hai hình thức thu thập thông tin mới: Điều tra bằng phiếu điện tử trên thiết bị di động (còn gọi là CAPI) và điều tra bằng phiếu trực tuyến sử dụng internet (còn gọi là Webform).
 
Do thay đổi về phương pháp hình thức thu thập thông tin, nhiều công đoạn khác của Tổng điều tra cũng đã được thay đổi theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, bao gồm: Lưu trữ và sử dụng sơ đồ nền xã/ phường, lập danh sách thôn/tổ dân phố và địa bàn điều tra, lập và cập nhật Bảnghộ, chọn mẫu hộ, nhắn tin và gửi thư điện tử (email) đến các hộ đăng thực hiện Webform, kiểm tra duyệt số liệu trực tuyến. Việc cải tiến này đem lại những lợi ích thiết thực trong nâng cao chất lượng số liệu, tăng tính minh bạchchặt chẽ của quy trình sản xuất thông tin thống kê, rút ngắn thời gian công bố kết quả Tổng điều tra, giảm kinh phí điều tra thốngtrong dài hạn và phù hợp với xu hướng tổ chức điều tra của thế giới. Tuy nhiên, đổi mới này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với ngành Thống trong thực hiện cuộc Tổng điều tra này. Một số thách thức chủ yếu có thể kể đến như sau:


(1) Việc huy động thiết bị thông minh của điều tra viên thống kê để thu thập thông tin đòi hỏi chương trình phiếu điện tử cần được xây dựng trên cả hệ điều hành AndroidIOS, đồng thời, phải  đảm bảo tương thích với nhiều chủng loại thiết bị khác nhau.
 
(2) Để đáp ứng khả năng tiếp nhận đồng thời nhiều hình thức truyền gửi thông tin (CAPI, Webform và phiếu giấy) với dung lượng lớn trên cả nước cũng như đảm bảo yếu tố an ninh mạng, hạ tầng công nghệ thông tin của Tổng cục Thống kê cần được bảo trì, nâng cấp và xây dựng kế hoạch ứng cứu phù hợp.
 
(3) Hình thức Webform có nhiều ưu điểm như giảm tải công việc của điều tra viên thống kê, giảm chi phí điều tra và giảm thời gian các hộ tham dự phỏng vấn. Tuy nhiên, qua các cuộc điều tra thí điểm Tổng điều tra năm 2019, tỷ lệ người dân tham gia hình thức này là khá thấp. Do đó, công tác tuyên truyền về hình thức Webform cần được đẩy mạnh hơn nữa.
 
2. Áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng hai giai đoạn nhằm đảm bảo tính đại diện đến cấp  huyện và tiết kiệm kinh phí
 
Bên cạnh điều tra toàn bộ nhằm thu thập thông tin cơ bản về tình hình dân số và nhà ở của dân cư, TĐT 2019 sẽ thu thập các thông tin chuyên sâu về dân số, nhân khẩu học và nhà ở thông qua điều tra mẫu nhằm đảm bảo tính đại diện của các chỉ tiêu đến cấp huyện, đồng thời giảm tải khối lượng công việc và tiết kiệm kinh phí Tổng điều tra.
 
Đối với Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, cỡ mẫu điều tra17,9% địa bàn điều tra và 15% dân số cả nước. Mẫu của Tổng điều tra năm 2009loại mẫu chùm, được thiết kế theo phương pháp phân tầng hệ thống một giai đoạn. Phương pháp thiết kễ mẫu trong Tổng điều tra năm 2009 có ưu điểm thuận lợi cho công tác tổ chức phân bổ nguồn lực nhưng hạn chế lớn nhất của phương pháp này hiệu quả thiết kế mẫu không cao, sai số mẫu, đặc biệt là sai số của các chỉ tiêu liên quan đến điều kiện sống của hộ là rất lớn. Để khắc phục những hạn chế này đồng thời giảm kinh phí thực hiện Tổng điều tra do ảnh hưởng của cỡ mẫu, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng hai giai đoạn. Trong đó, bước 1: Phân bổ và chọn mẫu phân tầng theo huyện; trong mỗi huyện, các địa bàn điều tra mẫu được chọn theo phương pháp c sut tlvi quy ; bước 2: Trong từng địa n điều tra mẫu, c hmẫu được chọn ngẫu nhiên hệ thống theo khoảng cách. Theo đó, số lượng địa bàn mẫu là khoảng 40% tổng số địa bàn và quy mô mẫu chiếm khoảng 9% tổng số hộ trên cả nước.
 
Với việc áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng hai giai đoạn, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 sẽ gặp nhiều thách thức về cách thức tổ chức như: Việc đảm bảo tuyển chọn đủ số lượng điều tra viên đáp ứng yêu cầu thu thập thông tin tại các địa bàn mẫu, lập kế hoạch và triển khai hiệu quả các lớp tập huấn tại địa phương.
 

3. Lồng ghép thông tin đáp ứng các chỉ tiêu phát triển bền vững
 
Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), còn được gọi là Mục tiêu toàn cầu, là mục tiêu phổ quát được thiết kế nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bìnhthịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể tương ứng với các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu theo Văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”được Đại Hội đồng Liên Hợp quốc thông qua vào tháng 9/2015.
 
Theo đó, để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ giám sát các Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, ngoài thông tin cơ bản về tình hình dân số, nhân khẩu học và nhà ở, một số thông tin phục vụ đánh giá thực hiện các chỉ tiêu SDGs đã được thiết kế để thu thập trong Tổng điều tra năm 2019. Thực tế, TĐT 2019 sẽ cung cấp thông tin phục vụ tính toán và đánh giá khoảng 10% các chỉ tiêu SDGs của Việt Nam.
 

4. Ci tiến quy trình vẽ sơ đồ nền xã/phường phân chia địa bàn điều tra để gim kinh phí thực hiện Tổng điều tra
 
Địa bàn điều tra sử dụng trong công tác thống khu vực địa nơi dân sinh sống, ranh giới ràng hoặc tương đối ràng. Về bản, địa bàn điều tra các thôn, buôn, xóm, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, tiểu khu. TĐT 2019 quy định mỗi địa bàn điều tra quy trung bình khoảng 120 hộ dân cư. Mỗi xã/phường gồm nhiều địa bàn điều tra ranh giới các địa bàn điều tra ghép lại sẽ thành bản đồ của xã/phường đó.
 
Theo phương pháp luận quốc tế, sơ đồ sử dụng trong Tổng điều tra dân số và nhà bao gồm sơ đồ nền xã/phường sơ đồ chi tiết đến từng ngôi nhà/đơn vị nhà (còn gọi là sơ đồ chi tiết địa bàn điều tra) nhằm đảm bảo không tính trùng hoặc bỏ sót dân số trong quá trình điều tra thực địa. Các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà trước đây đã thực hiện vẽ sơ đồ chi tiết địa bàn điều tra. Tuy nhiên, trong  bối cảnh nguồn kinh phí TĐT 2019 hạn chế hơn nhiều  so với các kỳ Tổng  điều tra trước, công tác vẽ sơ đồ đã được nghiên cứu và điều chỉnh theo hướng chỉ thực hiện vẽ sơ đồ nền xã/phường nhưng vẫn thể hiện rõ ranh giới giữa các địa bàn điều tra, các vật định hướng nhằm phục vụ công tác thu thập thông tin (việc không thực hiện vẽ sơ đchi tiết địa n điều tra đã tiết kiệm ngân sách nhà nước ước tính khoảng 100 tđồng). Nhận thy việc giản lược giai đoạn vẽ sơ đồ chi tiết địa bàn điều tra mặc giúp  giảm kinh phí Tổng điều tra nhưng đồng thời sẽ làm tăng nguy tính trùng hoặc bỏ sót hộ nhân khẩu trong quá trình điều tra thực địa, BCĐTW đã xây dựng các tài liệu hướng  dẫn chi tiết, cụ thể, đồng thời nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của công tác vẽ sơ đồ cũng như lập Bảng kê hộ tại địa bàn.
 

5. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là căn cứ để đề xuất tiến tới không thực hiện Tổng điều tra năm 2019 
 
Tổng điều tra dân số và nhà ở là nguồn thông tin chủ yếu và tin cậy về tình hình dân số, nhân khẩu học và tình trạng nhà ở của dân cư nhằm đáp ứng các mục tiêu về tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống quốc gia quy định trong Luật Thống kê, đồng thời cũng nguồn thông tin phục vụ Đảng, Quốc hội và Chính phủ trong đánh giá tình hình, xây dựng chiến lược, chính sách liên quan tới người dân và các chính sách phát triển đất nước. Tuy nhiên, thông tin về dân số từ Tổng điều tra hiện nay chỉ được cung cấp 10 năm một lần. Trong khi đó, tại Việt Nam, hiệnnhiều nguồn dữ liệu sẵn có liên quan đến dân số như dữ liệu từ hệ thống thống kê hộ tịch của Bộ pháp, hệ thống thốnghành chính của ngành công an và ngành y tế; tuy nhiên, dữ liệu từ các nguồn này hầu như chưa đáp ứng yêu cầu về tổng hợp dữ liệu dân số do một số lý do như: Thông tin thu thập không đủ chi tiết; Mỗi hệ thống thông tin sử dụng các quy ước và khái niệm về dân số khác nhau; chế chia sẻ thông tin giữa hầu hết các cơ quan, Bộ, ngành liên quan với Tổng cục Thống chưa được thiết lập và vận hành một cách hiệu quả.
 
Do đó, nhằm cải thiện tính kịp thời của thông tin về dân số cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng dữ liệu sẵn có, giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách nhà nước và tận dụng tối đa các lợi thế của công nghệ thông tin, TĐT 2019 được kì vọng sẽ là căn cứ để cập nhật đầy đủ thông tin về dân số, từ đó đề xuất nâng cao chất lượng thông tin của hệ thống báo cáo hành chính để tiến tới không thực hiện TĐT 2029./.
  
Phạm Quang Vinh
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống Ủy viên thường trực BCĐ TĐT Dân số nhà ở Trung ương