Bất chấp những khó khăn trong thương mại, xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2022 vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tốt. Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, trong những tháng đầu năm, cà phê Việt Nam đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ về thị trường xuất khẩu. Nhờ đó, tạo ra bước tăng trưởng 30-40% về kim ngạch xuất khẩu và được kỳ vọng sẽ cán mốc 4 tỷ USD trong năm 2022.
Thiết lập kỷ lục mới về giá và kim ngạch xuất khẩu
Trong những tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu phục hồi trở lại sau đại dịch COVID-19 và giá cà phê tăng cao trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn. Ngoài ra, sự gia tăng xuất khẩu cũng được hỗ trợ bởi nguồn cung container và tàu được cải thiện.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 9 xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt 1,3 triệu tấn với giá trị thu về 3,06 tỷ USD, tăng 13,1% về lượng và tăng tới 37% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sau ba quý đầu năm kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt xấp xỉ 3,07 tỷ USD của cả năm 2021 và vượt xa năm 2019-2020. Đây cũng là kim ngạch xuất khẩu cao nhất của mặt hàng này tính trong 9 tháng đầu năm kể từ trước đến nay.
Xuất khẩu cà phê vẫn tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê trong tháng 11/2022 đạt 110.000 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, có trị giá 267 triệu USD. Lũy kế 11 tháng đầu năm 2022 sẽ đạt tổng cộng 1.535.000 tấn, tăng 10,21% so với cùng kỳ năm trước, trị giá đạt 3,5 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong tháng 9, giá xuất khẩu cà phê ca Việt Nam chạm đỉnh trong hơn 14 năm qua với bình quân 2.443 USD/tấn, tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 11/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.425 USD/tấn, tuy có giảm so với tháng 10/2022, nhưng tăng 7,2% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.309 USD/tấn, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Với những động lực về giá, các sản phẩm giá trị gia tăng và hiệp định thương mại tự do, ngành cà phê đặt kỳ vọng mang về 4 tỷ USD từ xuất khẩu trong năm nay, vượt qua kỷ lục cũ là 3,7 tỷ USD của năm 2012.
Về thị trường xuất khẩu, Việt Nam đã tận dụng các Hiệp định thương mại tự do như EVFTA và UKVFTA để gia tăng xuất khẩu. Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), trong niên vụ 2021-2022 (tháng 10/2021 đến tháng 9/2022), Đức là thị trường số 1 với 216 ngàn tấn, Ý đứng thứ 2 với gần 139 ngàn tấn, Hoa kỳ thứ 3 với trên 126 ngàn tấn, Bỉ thứ đứng thứ 4 với 120 ngàn tấn, Nhật Bản thứ 5 với 111,3 ngàn tấn.
Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022 sang các thị trường lớn như EU, Nga, Anh, Australia, New Zealand… đều tăng do nhu cầu tiêu dùng phục hồi, nguồn cung toàn cầu thắt chặt và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn, cùng với chi phí logistic tăng cao.
Liên minh châu Âu (EU) vẫn là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam. Bất chấp lạm phát chạm đỉnh 20 năm tại EU, xuất khẩu cà phê sang khu vực này vẫn tăng trưởng tốt, chiếm 38,7% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng qua với khối lượng đạt 551.610 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 19% về lượng và tăng 43,4% về trị giá so với cùng kỳ.
Trong khối EU, ngoại trừ lượng cà phê xuất khẩu sang Đức giảm 9,4% các thị trường khác đều tăng mạnh như Bỉ tăng gấp 2,2 lần, Hà Lan tăng 2,5 lần, Tây Ban Nha tăng 37,3%, Italy tăng 8,9%...
Tuy nhiên, lạm phát tăng cao tại Liên minh châu Âu đang làm gia tăng lo ngại về triển vọng tiêu thụ cà phê tại khu vực này. Dữ liệu của Eurostat cho thấy, giá cà phê trung bình tại EU đang có xu hướng tăng cao hơn so với năm ngoái. Theo Eurostat, Phần Lan ghi nhận mức tăng giá cà phê cao nhất là 43,6%, tiếp theo là Litva tăng 39,9%, Thụy Điển tăng 36,7%, Estonia tăng 36,4% và Hungary tăng 34,3%.
Bên cạnh EU, một số nước khác như Nga, Anh, Ấn Độ, Australia cũng tăng nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 10 tháng năm nay. Đặc biệt, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico tăng gấp 38 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 23.360 tấn. Nhìn chung, xuất khẩu cà phê sang các thị trường lớn đều tăng do nhu cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19, trong khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn.
Dự báo giá cà phê xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng
Thiết lập kỷ lục mới về giá và kim ngạch xuất khẩu
Trong những tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu phục hồi trở lại sau đại dịch COVID-19 và giá cà phê tăng cao trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn. Ngoài ra, sự gia tăng xuất khẩu cũng được hỗ trợ bởi nguồn cung container và tàu được cải thiện.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 9 xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt 1,3 triệu tấn với giá trị thu về 3,06 tỷ USD, tăng 13,1% về lượng và tăng tới 37% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sau ba quý đầu năm kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt xấp xỉ 3,07 tỷ USD của cả năm 2021 và vượt xa năm 2019-2020. Đây cũng là kim ngạch xuất khẩu cao nhất của mặt hàng này tính trong 9 tháng đầu năm kể từ trước đến nay.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Xuất khẩu cà phê vẫn tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê trong tháng 11/2022 đạt 110.000 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, có trị giá 267 triệu USD. Lũy kế 11 tháng đầu năm 2022 sẽ đạt tổng cộng 1.535.000 tấn, tăng 10,21% so với cùng kỳ năm trước, trị giá đạt 3,5 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong tháng 9, giá xuất khẩu cà phê ca Việt Nam chạm đỉnh trong hơn 14 năm qua với bình quân 2.443 USD/tấn, tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 11/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.425 USD/tấn, tuy có giảm so với tháng 10/2022, nhưng tăng 7,2% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.309 USD/tấn, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Với những động lực về giá, các sản phẩm giá trị gia tăng và hiệp định thương mại tự do, ngành cà phê đặt kỳ vọng mang về 4 tỷ USD từ xuất khẩu trong năm nay, vượt qua kỷ lục cũ là 3,7 tỷ USD của năm 2012.
Về thị trường xuất khẩu, Việt Nam đã tận dụng các Hiệp định thương mại tự do như EVFTA và UKVFTA để gia tăng xuất khẩu. Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), trong niên vụ 2021-2022 (tháng 10/2021 đến tháng 9/2022), Đức là thị trường số 1 với 216 ngàn tấn, Ý đứng thứ 2 với gần 139 ngàn tấn, Hoa kỳ thứ 3 với trên 126 ngàn tấn, Bỉ thứ đứng thứ 4 với 120 ngàn tấn, Nhật Bản thứ 5 với 111,3 ngàn tấn.
Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022 sang các thị trường lớn như EU, Nga, Anh, Australia, New Zealand… đều tăng do nhu cầu tiêu dùng phục hồi, nguồn cung toàn cầu thắt chặt và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn, cùng với chi phí logistic tăng cao.
Liên minh châu Âu (EU) vẫn là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam. Bất chấp lạm phát chạm đỉnh 20 năm tại EU, xuất khẩu cà phê sang khu vực này vẫn tăng trưởng tốt, chiếm 38,7% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng qua với khối lượng đạt 551.610 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 19% về lượng và tăng 43,4% về trị giá so với cùng kỳ.
Trong khối EU, ngoại trừ lượng cà phê xuất khẩu sang Đức giảm 9,4% các thị trường khác đều tăng mạnh như Bỉ tăng gấp 2,2 lần, Hà Lan tăng 2,5 lần, Tây Ban Nha tăng 37,3%, Italy tăng 8,9%...
Tuy nhiên, lạm phát tăng cao tại Liên minh châu Âu đang làm gia tăng lo ngại về triển vọng tiêu thụ cà phê tại khu vực này. Dữ liệu của Eurostat cho thấy, giá cà phê trung bình tại EU đang có xu hướng tăng cao hơn so với năm ngoái. Theo Eurostat, Phần Lan ghi nhận mức tăng giá cà phê cao nhất là 43,6%, tiếp theo là Litva tăng 39,9%, Thụy Điển tăng 36,7%, Estonia tăng 36,4% và Hungary tăng 34,3%.
Bên cạnh EU, một số nước khác như Nga, Anh, Ấn Độ, Australia cũng tăng nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 10 tháng năm nay. Đặc biệt, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico tăng gấp 38 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 23.360 tấn. Nhìn chung, xuất khẩu cà phê sang các thị trường lớn đều tăng do nhu cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19, trong khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn.
Theo Dự báo của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, Ngành cà phê năm 2022 sẽ tăng trưởng 30-40% về kim ngạch xuất khẩu, vì cả thế giới đang thích ứng với Covid-19, nhu cầu lớn trong khi nguồn cung giảm. Giá xuất khẩu cà phê có thể cán mốc 2.400-2.600 USD/tấn trong năm 2022 và đà tăng có thể kéo dài sang năm 2023. |
Dự báo giá cà phê xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng
Dự báo thị trường cà phê những tháng cuối năm, các chuyên gia nhận định giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, do nguồn cung khan hiếm và tồn kho thấp, cũng như lo ngại về thời tiết ảnh hưởng tới vụ mùa tới.
Theo Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), nguồn cung cà phê niên vụ 2021 – 2022 thiếu hụt khoảng 167,2 triệu bao (1bao=60 kg) trong khi nhu cầu tiêu thụ đến 170,83 triệu bao; trong đó, thị phần của Việt Nam chiếm khoảng 27 triệu bao, tương đương 16%.
Trong niên vụ cà phê 2022 - 2023, dự báo cung cầu của thị trường sẽ cần bằng lại, thậm chí cung sẽ cao hơn cầu vì tại Brazil, nước xuất khẩu cà phê số 1 thế giới có một vụ mùa bội thu, và vụ cà phê mới của Việt Nam ước đạt trên dưới 30 triệu bao, tăng thêm trên 3 triệu bao so với niên vụ trước đó. Như vậy, ước tính chỉ hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới Brazil và Việt Nam chiếm khoảng 100 triệu bao, mới chỉ đáp ứng được hơn 60% nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ tới.
Thị trường cà phê toàn cầu cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thâm hụt nguồn cung bởi tình hình thời tiết khô hạn và sương giá tại Brazil gây ảnh hưởng đến sản lượng. Sản lượng cà phê Brazil năm nay sẽ không đạt mức dự báo 61,1 triệu bao. Còn tại Colombia, nước này cũng đang chật vật trong việc phục hồi các vườn cà phê sau đợt tàn phá của những cơn mưa lớn.
Thời tiết bất lợi cũng đang xảy ra tại các nước trồng cà phê lớn Guatemala, Honduras và Nicaragua. Bên cạnh đó, tồn kho tại Việt Nam, quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, cũng đang có chiều hướng giảm. Điều này đồng nghĩa giá cà phê có thể tăng cao hơn trong bối cảnh lạm phát lương thực vẫn đang kéo dài. Các kho dự trữ Arabica do sàn ICE Futures giám sát đang ở mức thấp nhất trong 23 năm.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ loại cà phê Robusta “giàu vị đắng” có giá rẻ hơn Arabica đang ngày càng tăng. Nguyên nhân là người tiêu dùng buộc phải tiết kiệm chi tiêu trong thời buổi kinh tế toàn cầu suy thoái, thu nhập khó khăn hơn, nên chuyển sang chọn loại cà phê hòa tan dùng tại nhà. Đây được cho là cơ hội đối với cà phê Việt Nam, nước xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới.
Nhận định về triển vọng giá cà phê trong niên vụ 2022-2023, các chuyên gia cho rằng lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu, nhưng những rủi ro về nguồn cung do biến đổi khí hậu vẫn còn hiện hữu và xu hướng chuyển dịch sang cà phê Robusta sẽ mở ra cơ hội đối với cà phê của Việt Nam.
Do lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cà phê cả trong nước và thị trường thế giới đều tăng lên mức kỷ lục. Theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), trong tháng 8/2022, chỉ số giá cà phê toàn cầu tăng 4,9% so với tháng trước, lên mức trung bình 200,1 UScent/pound. Trong đó, giá cà phê Robusta tăng mạnh nhất 9,2%, giá cà phê Arabica Colombia và Arabica khác cũng tăng lần lượt là 3,4% và 4,9%. Giá cà phê tăng cao trở lại trong bối cảnh tồn kho cà phê toàn cầu sụt giảm mạnh. Bloomberg cho biết tồn kho cà phê của Việt Nam đang giảm dần và đây là dấu hiệu cho thấy giá mặt hàng này trên toàn cầu có thể còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, sau khi đạt mức kỷ lục gần 51.000 đồng/kg vào cuối tháng 8/2022 do tồn kho thu hẹp, giá cà phê hiện vẫn đang cao hơn so với thời điểm đầu vụ thu hoạch trong các năm trước. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2022 ước đạt 2.309 USD/tấn, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này mang đến kỳ vọng về một vụ mùa được giá tiếp theo đối với người trồng cà phê trong nước.
Các chuyên gia dự báo, trong những tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê có khả năng tiếp tục tăng mạnh và hưởng lợi về giá bán cao khi các địa phương bắt đầu thu hoạch cà phê niên vụ 2022-2023. Cùng với nguồn cung khan hiếm và những lo ngại về thời tiết ảnh hướng đến vụ mùa tới, thị trường thế giới tiếp tục gia tăng thu mua cà phê. Điều này sẽ giúp thị trường cà phê trong nước tăng trong thời gian tới. Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam kỳ vọng, cả năm 2022 ngành cà phê Việt Nam có thể thiết lập được mốc kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 4 tỷ USD.
Theo Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), nguồn cung cà phê niên vụ 2021 – 2022 thiếu hụt khoảng 167,2 triệu bao (1bao=60 kg) trong khi nhu cầu tiêu thụ đến 170,83 triệu bao; trong đó, thị phần của Việt Nam chiếm khoảng 27 triệu bao, tương đương 16%.
Trong niên vụ cà phê 2022 - 2023, dự báo cung cầu của thị trường sẽ cần bằng lại, thậm chí cung sẽ cao hơn cầu vì tại Brazil, nước xuất khẩu cà phê số 1 thế giới có một vụ mùa bội thu, và vụ cà phê mới của Việt Nam ước đạt trên dưới 30 triệu bao, tăng thêm trên 3 triệu bao so với niên vụ trước đó. Như vậy, ước tính chỉ hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới Brazil và Việt Nam chiếm khoảng 100 triệu bao, mới chỉ đáp ứng được hơn 60% nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ tới.
Thị trường cà phê toàn cầu cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thâm hụt nguồn cung bởi tình hình thời tiết khô hạn và sương giá tại Brazil gây ảnh hưởng đến sản lượng. Sản lượng cà phê Brazil năm nay sẽ không đạt mức dự báo 61,1 triệu bao. Còn tại Colombia, nước này cũng đang chật vật trong việc phục hồi các vườn cà phê sau đợt tàn phá của những cơn mưa lớn.
Thời tiết bất lợi cũng đang xảy ra tại các nước trồng cà phê lớn Guatemala, Honduras và Nicaragua. Bên cạnh đó, tồn kho tại Việt Nam, quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, cũng đang có chiều hướng giảm. Điều này đồng nghĩa giá cà phê có thể tăng cao hơn trong bối cảnh lạm phát lương thực vẫn đang kéo dài. Các kho dự trữ Arabica do sàn ICE Futures giám sát đang ở mức thấp nhất trong 23 năm.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ loại cà phê Robusta “giàu vị đắng” có giá rẻ hơn Arabica đang ngày càng tăng. Nguyên nhân là người tiêu dùng buộc phải tiết kiệm chi tiêu trong thời buổi kinh tế toàn cầu suy thoái, thu nhập khó khăn hơn, nên chuyển sang chọn loại cà phê hòa tan dùng tại nhà. Đây được cho là cơ hội đối với cà phê Việt Nam, nước xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới.
Nhận định về triển vọng giá cà phê trong niên vụ 2022-2023, các chuyên gia cho rằng lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu, nhưng những rủi ro về nguồn cung do biến đổi khí hậu vẫn còn hiện hữu và xu hướng chuyển dịch sang cà phê Robusta sẽ mở ra cơ hội đối với cà phê của Việt Nam.
Do lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cà phê cả trong nước và thị trường thế giới đều tăng lên mức kỷ lục. Theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), trong tháng 8/2022, chỉ số giá cà phê toàn cầu tăng 4,9% so với tháng trước, lên mức trung bình 200,1 UScent/pound. Trong đó, giá cà phê Robusta tăng mạnh nhất 9,2%, giá cà phê Arabica Colombia và Arabica khác cũng tăng lần lượt là 3,4% và 4,9%. Giá cà phê tăng cao trở lại trong bối cảnh tồn kho cà phê toàn cầu sụt giảm mạnh. Bloomberg cho biết tồn kho cà phê của Việt Nam đang giảm dần và đây là dấu hiệu cho thấy giá mặt hàng này trên toàn cầu có thể còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, sau khi đạt mức kỷ lục gần 51.000 đồng/kg vào cuối tháng 8/2022 do tồn kho thu hẹp, giá cà phê hiện vẫn đang cao hơn so với thời điểm đầu vụ thu hoạch trong các năm trước. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2022 ước đạt 2.309 USD/tấn, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này mang đến kỳ vọng về một vụ mùa được giá tiếp theo đối với người trồng cà phê trong nước.
Các chuyên gia dự báo, trong những tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê có khả năng tiếp tục tăng mạnh và hưởng lợi về giá bán cao khi các địa phương bắt đầu thu hoạch cà phê niên vụ 2022-2023. Cùng với nguồn cung khan hiếm và những lo ngại về thời tiết ảnh hướng đến vụ mùa tới, thị trường thế giới tiếp tục gia tăng thu mua cà phê. Điều này sẽ giúp thị trường cà phê trong nước tăng trong thời gian tới. Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam kỳ vọng, cả năm 2022 ngành cà phê Việt Nam có thể thiết lập được mốc kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 4 tỷ USD.
Tiến Long