Năm 2019, với phương châm hành động của năm là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả” ngay từ đầu năm, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ; nâng cao cao hiệu quả thi hành pháp luật và khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã thường xuyên theo dõi, đánh giá, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính được giao, đảm bảo tiến độ theo đúng lộ trình cải cách của Chính phủ. Thông qua đó, năm 2019 công tác cải cách hành chính đạt được nhiều kết quả tích cực.
Theo báo cáo Chỉ số Cải cách hành chính - PAR INDEX 2019 vừa được Bộ Nội vụ công bố tháng 5/2020 cho thấy, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ điện tử đã có những tiến bộ tại nhiều bộ, ngành; cải cách tài chính công từng bước được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Trong năm 2019, nhiều chỉ số thành phần của Việt Nam liên quan đến môi trường kinh doanh, cạnh tranh toàn cầu có giá trị tăng điểm số hoặc tăng hạn, như: Khởi sự kinh doanh, Cấp phép xây dựng, Tiếp cận điện năng, Tiếp cận tín dụng, Nộp thuế, Chỉ số tuân thủ pháp luật đã phản ánh những kết quả tích cực của CCHC của các bộ, ngành.
Theo báo cáo Chỉ số Cải cách hành chính - PAR INDEX 2019 vừa được Bộ Nội vụ công bố tháng 5/2020 cho thấy, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ điện tử đã có những tiến bộ tại nhiều bộ, ngành; cải cách tài chính công từng bước được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Trong năm 2019, nhiều chỉ số thành phần của Việt Nam liên quan đến môi trường kinh doanh, cạnh tranh toàn cầu có giá trị tăng điểm số hoặc tăng hạn, như: Khởi sự kinh doanh, Cấp phép xây dựng, Tiếp cận điện năng, Tiếp cận tín dụng, Nộp thuế, Chỉ số tuân thủ pháp luật đã phản ánh những kết quả tích cực của CCHC của các bộ, ngành.
Biểu 1: Chỉ số CCHC năm 2019 của các bộ, cơ quan ngang bộ
Nguồn: Bộ Nội vụ
Nguồn: Bộ Nội vụ
Chỉ số CCHC của các Bộ tập trung vào 2 nhóm điểm:
- Nhóm A, đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 90%, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp.
- Nhóm B, đạt kết quả Chỉ số CCHC từ trên 80% đến dưới 90%, gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Ngoại giao; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nội vụ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Công thương; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Xây dựng; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải.
- Nhóm A, đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 90%, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp.
- Nhóm B, đạt kết quả Chỉ số CCHC từ trên 80% đến dưới 90%, gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Ngoại giao; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nội vụ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Công thương; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Xây dựng; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải.
Giá trị trung bình Chỉ số CCHC của 17 Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2019 là 85,63%, tăng 2,95% so với năm 2018. Năm 2019 không có Bộ nào có kết quả Chỉ số CCHC dưới 80%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đạt chỉ số CCHC năm 2019 cao nhất với kết quả là 95,40%. Bộ Giao thông vận tải có kết quả Chỉ số CCHC thấp nhất với giá trị 80,53%. 16/17 đơn vị có Chỉ số CCHC tăng hơn so năm 2018, trong đó, Bộ Giao thông vận tải có trá trị điểm số tăng cao nhất với 5,4% so năm 2018.
Phân tích giá trị trung bình của các chỉ số thành phần theo từng lĩnh vực cho thấy, có 6/7 chỉ số thành phần có giá trị trung bình tăng hơn so với năm 2018, trong đó:
Chỉ số thành phần “Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC” có giá trị tăng cao nhất là 7,06%, cho thấy những nỗ lực của các Bộ, cơ quan trong công tác chỉ đạo, điều hành CCHC, thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ CCHC. Có 9/17 Bộ, cơ quan ngang bộ đạt tỷ lệ 100% số điểm tại chỉ số này.
Chỉ số thành phần “Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ” có giá trị trung bình thấp nhất, là 79,16%. Tuy nhiên, kết quả Chỉ số thành phần này của năm 2019 vừa qua đã tăng 3,9% so với năm 2018. Các Bộ, ngành đã có nhiều kết quả tích cực trong việc xây dựng VBQPPL trong năm theo chương trình xây dựng pháp luật đã được phê duyệt; theo dõi thi hành pháp luật; xử lý VBQPPL sau rà soát và kiểm tra, xử lý văn bản QPPL. Bên cạnh đó, đã chú trọng việc trả lời kiến nghị của các cá nhân, tổ chức, kịp thời….
Chỉ số thành phần “Cải cách TTHC” tăng so năm 2018, đạt 84,69%. Các Bộ đạt tỷ lệ điểm số khá cao tại một số tiêu chí như: Kiểm soát quy định TTHC; Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ. Năm 2019 là năm đầu tiên đánh giá tiêu chí thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, kết quả cho thấy có đến 15/17 Bộ đạt tỷ lệ 100% điểm số.
Các chỉ số thành phần “Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước” (đạt 89,76%) và “xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức” (đạt 84,38%) đã tăng lên đáng kể so năm 2018. Tuy nhiên, một số bộ, ngành vẫn còn tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các quy định của Chính phủ về tổ chức bộ máy; về công tác cán bộ, thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm; về tuyển dụng công chức, viên chức.
Chỉ số thành phần “Cải cách tài chính công” có giá trị trung bình giảm so với năm 2018 là 2,61% (từ 82,94% năm 2018 giảm xuống còn 80,33% năm 2019). Có 8/17 Bộ không đạt tỷ lệ 100% số điểm tại tiêu chí thành phần “Thực hiện quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc thẩm quyền quản lý”. 14/17 Bộ có tỷ lệ 0-50% điểm số của tiêu chí thành phần “Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của bộ về quản lý, sử dụng tài sản công”. Tiêu chí “thực hiện cơ chế tự chủ tại các ĐVSNCL thuộc Bộ” có giá trị trung bình giảm 8,76% so năm 2018.
Chỉ số thành phần “Hiện đại hóa hành chính” có giá trị trung bình tăng cao thứ hai sau Chỉ số thành phần “Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính” với giá trị tăng là 5,75% (từ 83,89% năm 2018 lên 89,64% năm 2019). Các Bộ đạt được kết quả khá tích cực tại tiêu chí Cung cấp dịch vụ công trực tuyến và Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Điều này thể hiện những cố gắng, nỗ lực của các Bộ trong phát triển Chính phủ điện tử. Tiêu chí “Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) theo quy định “tiếp tục đạt được kết quả tốt, khi có đến 16/17 Bộ đạt tỷ lệ 100% số điểm, trong khi tiêu chí “ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ” có kết quả không đồng đều giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Chỉ có 4/17 Bộ, cơ quan ngang bộ đạt tỷ lệ 100% số điểm; 8/17 Bộ đạt tỷ lệ điểm số thấp nhất của tiêu chí này là 75%. Giá trị trung bình của tiêu chí “tác động của cải cách đến hiện đại hóa hành chính” qua điều tra xã hội học là 87%.
Về kết quả chỉ số CCHC năm 2019 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, được phân theo 3 nhóm: Nhóm A, đạt kết quả Chỉ số từ 90% trở lên, có 1 tỉnh là Quảng Ninh; Nhóm B, đạt kết quả Chỉ số từ 80% đến dưới 90%, gồm 43 tỉnh, thành phố; Nhóm C, đạt kết quả Chỉ số từ 70% đến dưới 80%, gồm 19 tỉnh, thành phố.
Theo đánh giá, Chỉ số CCHC năm 2019 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả đạt giá trị trung bình là 81,15%, cao hơn 4,23% so với giá trị trung bình 76,92% của năm 2018 và là kết quả cao nhất trong 4 năm gần đây. So sánh giữa 63 địa phương, có 30 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương đạt kết quả Chỉ số cao hơn giá trị trung bình của cả nước. Đáng chú ý là năm 2019 vừa qua có 44 tỉnh, thành phố đạt kết quả Chỉ số trên 80%, trong khi năm 2018 chỉ có 09 tỉnh, thành phố đạt kết quả trong nhóm này. Một điểm tích cực khác là năm 2019 không có địa phương nào đạt kết quả dưới 70% trong khi năm 2018 có 3 tỉnh, thành phố có kết quả Chỉ số CCHC dưới 70%.
So sánh kết quả Chỉ số CCHC giữa các vùng miền cho thấy, năm 2019, giá trị trung bình Chỉ số CCHC của cả 6 khu vực kinh tế đều tăng cao hơn so năm 2018, trong đó có 5/6 khu vực đạt giá trị trung bình trên 80%. Khu vực Đồng bằng sông Hồng và khu vực Đông Nam Bộ vẫn là 2 vùng kinh tế có giá trị trung bình cao nhất, lần lượt đạt 82,95% và 82,02%. Xếp vị trí thứ 3,4,5 lần lượt là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (đạt 80,97%); khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (đạt 80,76%) và khu vực Tây Nam Bộ (đạt 80,42%). Tuy Tây Nguyên là khu vực đạt giá trị trung bình thấp nhất với kết quả là 79,63%, nhưng so sánh về giá trị tăng thêm giữa năm 2019 và năm 2018 thì đây lại là khu vực có giá trị trung bình tăng cao nhất (+6,53%) so với 5 khu vực còn lại.
Cũng theo kết quả xếp hạng, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục có lần thứ 3 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2019, với kết quả đạt 90,09%, cao hơn 5,45% so địa phương đứng ở vị trí thứ 2 là thành phố Hà Nội (đạt 84,64%). Tỉnh Đồng Tháp duy trì vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng, với kết quả Chỉ số CCHC đạt 84,43%, tăng cao hơn 0,72% so năm 2018. Vị trí thứ 4 và thứ 5 trên bảng xếp hạng Chỉ số CCHC 2019 lần lượt thuộc về thành phố Hải Phòng (84,35%) và tỉnh Long An (84,33%). Đây cũng là những đơn vị có nhiều đổi mới, sáng tạo trong thực hiện CCHC trong những năm gần đây. Bến Tre là địa phương xếp vị trí thứ 63/63 tỉnh, thành phố với kết quả chỉ đạt 73,87% với khá nhiều tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục./.
ThS. Nguyễn Tiến Hưng
Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng