“Trọng nam khinh nữ” là một hệ tư tưởng tồn tại vào thời kỳ đầu Trước Công Nguyên đã ăn nhập trong lối sống, suy nghĩ của nhiều dân tộc, quốc gia đặc biệt là các nước khu vực châu Á, châu Phi. Trong hàng thập kỷ qua, hậu quả của định kiến giới đã dẫn tới thiếu hụt 140 triệu trẻ em gái trên thế giới. Sự mất cân bằng này đã gián tiếp gây các vấn nạn tiêu cực như tảo hôn, xâm hại tình dục và buôn bán phụ nữ… khiến nhiều quốc phải đương đầu với các hệ lụy xã hội và khó đạt được các mục tiêu phát triển do không phát huy được vị thế của giới nữ.
Phong trào Nữ quyền và thành tựu xóa bỏ định kiến giới
Nếu như xóa bỏ định kiến giới được cho là con đường để phát triển nữ quyền, thì ở chiều ngược lại nữ quyền chính là chìa khoá tạo ra sự cân bằng quyền lợi, điều kiện phát triển, cơ hội cống hiến cho tất cả mọi người đặc biệt là nữ giới, từ đó xóa bỏ định kiến về giới. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo nên một xã hội công bằng, văn minh và thịnh vượng. Nhận thức được vấn đề này, trong hàng thế kỷ qua; nhiều nước đã xây dựng chiến lược, quyết sách hướng tới bình quyền nam - nữ và đảm bảo phát triển nữ quyền. Song song với đó, phong trào nữ quyền cũng được đẩy mạnh và lan rộng khắp nơi nhằm chống lại định kiến giới và đấu tranh cho quyền của phụ nữ trong mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, xã hội, gia đình và cá nhân…
Các nước phương Tây được cho là điểm khởi nguồn các làn sóng nữ quyền vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Làn sóng thứ nhất được khởi xướng nhằm thúc đẩy quyền bầu cử của phụ nữ ở thế kỉ XIX, XX. Làn sóng thứ hai được kết hợp với những ý tưởng và hành động giải phóng phụ nữ từ những năm 1960. Làn sóng thứ ba bắt đầu từ những năm 1990, được xem là sự tiếp nối nhằm cải thiện sự thất bại của hai làn sóng trước đó, mục tiêu chính của làn sóng này là đề cao sự khác biệt và đa dạng của các cá nhân trong xã hội, đồng thời thay đổi những định kiến về ‘tính nữ’. Nhờ công nghệ truyền thông phát triển, làn sóng thứ 3 được cho là mạnh mẽ và sâu rộng nhất và cũng bền bỉ nhất đã mang tới những thành tựu rõ rệt. Hiện trên thế giới có rất nhiều kênh truyền thông như Podcast, Youtube... tuyên truyền về quyền nữ giới nói riêng và bình đẳng giới nói chung như The guilty Feminist, Feminist Survival Project, Woman’s Hour,…; các kênh tập trung đến sự phát triển bản thân của nữ giới như Sunhuyn, Laci Green hay Malama Life,... Song song với đó, nhiều thương hiệu thời trang, mỹ phẩm lớn đã tập trung hướng đến nữ giới và tôn vinh vai trò phụ nữ trong xã hội thông qua các chiến dịch quảng cáo ủng hộ nữ quyền… đã góp phần không nhỏ trong việc giúp phụ nữ nhìn nhận đúng và nâng cao giá trị bản thân, mạnh mẽ, tự tin bước ra thế giới.
Ngoài ra, có nhiều tổ chức nữ quyền nổi tiếng như: Quỹ phát triển phụ nữ châu Phi toàn cầu nhằm giảm nghèo và trao quyền phụ nữ bằng cách cung cấp khoản vay nhỏ và đào tạo trong các lĩnh vực như kinh doanh, tăng gia, sản xuất...; tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women) tập trung vào việc củng cố sự tham gia của nữ giới trong chính trị và kinh tế cùng với việc ngăn ngừa bạo lực và bệnh truyền nhiễm HIV/AIDs đối với phụ nữ...
Nhờ những nỗ lực của phong trào nữ quyền, số lượng lãnh đạo nữ trong Chính phủ và các tổ chức quốc tế gia tăng đáng kể. Năm 2020, tính trên toàn thế giới, phụ nữ chiếm 25% thành viên quốc hội, trong đó nước Rwanda có nhiều thành viên nữ nhất (61%); Có 14 quốc gia có tỷ lệ phụ nữ trong nội các chiếm hơn 50%.
Năm 2021, theo theo báo cáo thường niên về đề tài “Phụ nữ trong kinh doanh” do Grant Thornton International: Tỉ lệ phụ nữ giữ các vai trò cấp cao trên toàn cầu đã đạt tỷ lệ 31%, đây là một mốc phát triển vượt bậc so với sự tăng trưởng 19% của cách đây 17 năm.
Nghiên cứu của Grant Thornton International cũng cho thấy, số lượng phụ nữ đảm nhận các vai trò trong C-suite cao hơn so với năm ngoái, với tỷ lệ nữ Giám đốc điều hành (CEO) đạt 26% (tăng 6 điểm phần trăm), nữ Giám đốc tài chính (CFO) đạt 36% (tăng 6 điểm phần trăm) và nữ Giám đốc vận hành (COO) tăng 4 điểm phần trăm lên 22%... Tuy nhiên, dù vẫn liên tục gia tăng ở hầu hết vị trí, ngành nghề song so với nam giới, số lượng lãnh đạo nữ vẫn còn khá khiêm tốn.
Các nước phương Tây được cho là điểm khởi nguồn các làn sóng nữ quyền vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Làn sóng thứ nhất được khởi xướng nhằm thúc đẩy quyền bầu cử của phụ nữ ở thế kỉ XIX, XX. Làn sóng thứ hai được kết hợp với những ý tưởng và hành động giải phóng phụ nữ từ những năm 1960. Làn sóng thứ ba bắt đầu từ những năm 1990, được xem là sự tiếp nối nhằm cải thiện sự thất bại của hai làn sóng trước đó, mục tiêu chính của làn sóng này là đề cao sự khác biệt và đa dạng của các cá nhân trong xã hội, đồng thời thay đổi những định kiến về ‘tính nữ’. Nhờ công nghệ truyền thông phát triển, làn sóng thứ 3 được cho là mạnh mẽ và sâu rộng nhất và cũng bền bỉ nhất đã mang tới những thành tựu rõ rệt. Hiện trên thế giới có rất nhiều kênh truyền thông như Podcast, Youtube... tuyên truyền về quyền nữ giới nói riêng và bình đẳng giới nói chung như The guilty Feminist, Feminist Survival Project, Woman’s Hour,…; các kênh tập trung đến sự phát triển bản thân của nữ giới như Sunhuyn, Laci Green hay Malama Life,... Song song với đó, nhiều thương hiệu thời trang, mỹ phẩm lớn đã tập trung hướng đến nữ giới và tôn vinh vai trò phụ nữ trong xã hội thông qua các chiến dịch quảng cáo ủng hộ nữ quyền… đã góp phần không nhỏ trong việc giúp phụ nữ nhìn nhận đúng và nâng cao giá trị bản thân, mạnh mẽ, tự tin bước ra thế giới.
Ngoài ra, có nhiều tổ chức nữ quyền nổi tiếng như: Quỹ phát triển phụ nữ châu Phi toàn cầu nhằm giảm nghèo và trao quyền phụ nữ bằng cách cung cấp khoản vay nhỏ và đào tạo trong các lĩnh vực như kinh doanh, tăng gia, sản xuất...; tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women) tập trung vào việc củng cố sự tham gia của nữ giới trong chính trị và kinh tế cùng với việc ngăn ngừa bạo lực và bệnh truyền nhiễm HIV/AIDs đối với phụ nữ...
Nhờ những nỗ lực của phong trào nữ quyền, số lượng lãnh đạo nữ trong Chính phủ và các tổ chức quốc tế gia tăng đáng kể. Năm 2020, tính trên toàn thế giới, phụ nữ chiếm 25% thành viên quốc hội, trong đó nước Rwanda có nhiều thành viên nữ nhất (61%); Có 14 quốc gia có tỷ lệ phụ nữ trong nội các chiếm hơn 50%.
Năm 2021, theo theo báo cáo thường niên về đề tài “Phụ nữ trong kinh doanh” do Grant Thornton International: Tỉ lệ phụ nữ giữ các vai trò cấp cao trên toàn cầu đã đạt tỷ lệ 31%, đây là một mốc phát triển vượt bậc so với sự tăng trưởng 19% của cách đây 17 năm.
Nghiên cứu của Grant Thornton International cũng cho thấy, số lượng phụ nữ đảm nhận các vai trò trong C-suite cao hơn so với năm ngoái, với tỷ lệ nữ Giám đốc điều hành (CEO) đạt 26% (tăng 6 điểm phần trăm), nữ Giám đốc tài chính (CFO) đạt 36% (tăng 6 điểm phần trăm) và nữ Giám đốc vận hành (COO) tăng 4 điểm phần trăm lên 22%... Tuy nhiên, dù vẫn liên tục gia tăng ở hầu hết vị trí, ngành nghề song so với nam giới, số lượng lãnh đạo nữ vẫn còn khá khiêm tốn.
Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đấu tranh nữ quyền đã nhen nhóm từ nhiều thế kỷ trước song nó thực sự rõ nét kể từ khi có sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Đến năm 1930, các nhà yêu nước đã dùng phong trào nữ quyền như một cách đấu tranh phi bạo lực để chống áp bức. Ngọn cờ nữ quyền thời kỳ này có sự góp mặt của nhiều phụ nữ có nhân cách, chí khí thiên hướng cách mạng như bà Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Kiêm... Song, phong trào chưa thật sự mạnh mẽ do phần lớn phụ nữ Việt Nam phần lớn ít học lại bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng nho giáo“trọng nam khinh nữ”, từ xưa đến nay luôn đóng mình trong khuôn mẫu truyền thống: Tần tảo, dịu dàng, hết lòng hi sinh cho chồng con, nên dù mong muốn được bình quyền cũng không đủ ý chí để thoát khỏi định kiến. Tuy nhiên, phong trào nữ quyền Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức về vị trí nữ giới, thúc đẩy bình đẳng giới.
Từ năm 1945, trong nhiều văn bản, Chính phủ đã nhấn mạnh nam giới và nữ giới đều có quyền ngang nhau trên mọi phương diện. Hiến pháp năm 1946 đã quy định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Hiến pháp năm 2013, quy định rõ: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”, “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”, “Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”.
Việt Nam cũng đã ký kết tham gia Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Công ước CEDAW); từng bước luật hóa văn bản pháp luật và các chính sách có liên quan đến bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, như: Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Bộ luật Hình sự; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,...
Đây là những cơ sở quan trọng để Việt Nam đẩy lùi xã hội trọng nam, khinh nữ, đẩy mạnh bình đẳng giới, đảm bảo phát triển nữ quyền. Theo đó,“xóa mù chữ cho phụ nữ” được coi là giải pháp hàng đầu và quan trọng nhất trong thực hiện nữ quyền. Thông qua các lớp “bình dân học vụ”, số phụ nữ được“đến trường” tăng lên nhanh chóng trong thập niên 50 của thế kỷ trước. Sau đó, nhờ hệ thống giáo dục công lập phát triển đã giúp hàng triệu phụ nữ có cơ hội học tập, nâng cao trình độ. Đến nay, Việt Nam là một trong nhóm những nước có tỷ lệ nữ có bằng cấp đại học và trên đại học cao nhất trong khu vực. Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ lệ nữ tiến sĩ đã tăng 28% trong tổng số tiến sĩ, vượt chỉ tiêu (25%) đặt ra đến năm 2020; tỷ lệ nữ thạc sĩ trên tổng số thạc sĩ đạt 43%... Với trình độ, kiến thức ngày càng cập nhật, phụ nữ Việt Nam đã tự tin và mạnh mẽ bước vào chính trường, làm tốt 2 vai: “giỏi việc nước, đảm việc nhà””, góp phần tô đẹp hình ảnh phụ nữ Việt Nam truyền thống.
Nhiệm kỳ 2016 - 2021, Việt Nam có tỷ lệ nữ ủy viên Bộ Chính trị là 15,8%, tăng 3,3% so với nhiệm kỳ trước, tỷ lệ nữ ủy viên Trung ương là 10%, tăng 1,5%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nữ ủy viên cấp tỉnh là 13,3%, cấp huyện là 14,3% và cấp cơ sở là 19,69% đều tăng so với nhiệm kỳ trước.
Một con số ấn tượng nữa là trong đại biểu Quốc hội khóa XV, có 151 đại biểu là nữ, chiếm tỷ lệ 30,26%, tăng 3,54% so với nhiệm kỳ trước. Đây là lần thứ hai tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đạt trên 30% (lần đầu tiên là Quốc hội khoá V, đạt 32,31%).
Kết quả Đại hội đảng cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho thấy, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt 25,6%, tăng 4,2% so với nhiệm kỳ trước; cấp huyện đạt 20,1%, cao hơn 1,9% so với nhiệm kỳ trước.
Không chỉ bước vào chính trường, ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển kinh tế…Theo báo cáo Grant Thornton quốc tế, tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đã tăng từ 20% năm 2011 lên 24% năm 2019 và đạt 39% vào năm 2021 (tăng 6% so với năm 2020 và cao hơn 9% so với toàn cầu, xếp thứ 3 trong số 29 quốc gia trên thế giới được khảo sát, sau Philippines và Nam Phi). Các vị trí hàng đầu thường được phụ nữ đảm nhận trong doanh nghiệp tại Việt Nam là Giám đốc tài chính với tỉ lệ 60% (tăng từ 32% của năm 2020) đưa Việt Nam đứng số 1 tại Châu Á - Thái Bình Dương; Vị trí Giám đốc Nhân sự đứng thứ hai với 59%...
Những con số trên là minh chứng cho thấy thành tựu đáng tự hào trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, giải phóng con người của Đảng, Nhà nước ta và cũng khẳng định sự vươn lên không ngừng của phụ nữ Việt Nam.
Tuy đạt được rất nhiều thành tựu trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, song với nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều hệ lụy từ định kiện giới, giờ đây “Bình đẳng giới không phải vấn đề giữa đàn ông và phụ nữ, mà là giữa con người và định kiến”. Định kiến cho rằng, phụ nữ yếu đuối chỉ hợp với công việc nội trợ, phụ nữ bận sinh con sẽ không có thời gian phát triển nghề nghiệp...Nhiều công ty để đảm bảo lợi ích kinh tế đã tuyên bố không nhận lao động nữ, điều đó vô hình chung đã tạo nên chế độ phân biệt đối xử với nữ giới và tước đi cơ hội phát triển nghề nghiệp của họ. Theo báo cáo năm 2021 của Grant Thornton International, trở ngại đối với nhà lãnh đạo cấp cao nữ ở Việt Nam là thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp, tỉ lệ này ở Việt Nam là 40% cao hơn nhiều so với tỉ lệ 27% của toàn cầu. Bên cạnh đó, một thực tế đáng lo ngại là tâm lý “ưa thích con trai” vẫn rất phổ biến ở Việt Nam.
Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019 của Việt Nam cho biết, những năm gần đây, tỷ số giới tính khi sinh (tỷ lệ bé trai sơ sinh trên 100 bé gái sơ sinh) khá cao, luôn mức trên 110: Năm 2018 là 114,8; năm 2019 tỷ số giới tính khi sinh giảm ở mức 111,5; năm 2021 con số này lại tăng đến 112, trong khi tỷ số “tự nhiên” hoặc “bình thường” dao động khoảng 105-106. Báo cáo Tình trạng dân số Thế giới 2020 ước tính Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 45.000 trẻ sơ sinh gái mỗi năm. Đây được cho là hệ lụy nan giải do định kiến giới mà Việt Nam rất cần những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để khắc phục.
Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, để tiếp tục đẩy mạnh bình đẳng giới và phát triển nữ quyền, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu cụ thể của chiến lược, trong lĩnh vực chính trị, đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ; trong lĩnh vực kinh tế, lao động, tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên, đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030; giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030; tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Trong đời sống gia đình, giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới...
Để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược, cần tập trung vào những giải pháp sau:
Từ năm 1945, trong nhiều văn bản, Chính phủ đã nhấn mạnh nam giới và nữ giới đều có quyền ngang nhau trên mọi phương diện. Hiến pháp năm 1946 đã quy định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Hiến pháp năm 2013, quy định rõ: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”, “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”, “Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”.
Việt Nam cũng đã ký kết tham gia Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Công ước CEDAW); từng bước luật hóa văn bản pháp luật và các chính sách có liên quan đến bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, như: Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Bộ luật Hình sự; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,...
Đây là những cơ sở quan trọng để Việt Nam đẩy lùi xã hội trọng nam, khinh nữ, đẩy mạnh bình đẳng giới, đảm bảo phát triển nữ quyền. Theo đó,“xóa mù chữ cho phụ nữ” được coi là giải pháp hàng đầu và quan trọng nhất trong thực hiện nữ quyền. Thông qua các lớp “bình dân học vụ”, số phụ nữ được“đến trường” tăng lên nhanh chóng trong thập niên 50 của thế kỷ trước. Sau đó, nhờ hệ thống giáo dục công lập phát triển đã giúp hàng triệu phụ nữ có cơ hội học tập, nâng cao trình độ. Đến nay, Việt Nam là một trong nhóm những nước có tỷ lệ nữ có bằng cấp đại học và trên đại học cao nhất trong khu vực. Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ lệ nữ tiến sĩ đã tăng 28% trong tổng số tiến sĩ, vượt chỉ tiêu (25%) đặt ra đến năm 2020; tỷ lệ nữ thạc sĩ trên tổng số thạc sĩ đạt 43%... Với trình độ, kiến thức ngày càng cập nhật, phụ nữ Việt Nam đã tự tin và mạnh mẽ bước vào chính trường, làm tốt 2 vai: “giỏi việc nước, đảm việc nhà””, góp phần tô đẹp hình ảnh phụ nữ Việt Nam truyền thống.
Nhiệm kỳ 2016 - 2021, Việt Nam có tỷ lệ nữ ủy viên Bộ Chính trị là 15,8%, tăng 3,3% so với nhiệm kỳ trước, tỷ lệ nữ ủy viên Trung ương là 10%, tăng 1,5%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nữ ủy viên cấp tỉnh là 13,3%, cấp huyện là 14,3% và cấp cơ sở là 19,69% đều tăng so với nhiệm kỳ trước.
Một con số ấn tượng nữa là trong đại biểu Quốc hội khóa XV, có 151 đại biểu là nữ, chiếm tỷ lệ 30,26%, tăng 3,54% so với nhiệm kỳ trước. Đây là lần thứ hai tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đạt trên 30% (lần đầu tiên là Quốc hội khoá V, đạt 32,31%).
Kết quả Đại hội đảng cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho thấy, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt 25,6%, tăng 4,2% so với nhiệm kỳ trước; cấp huyện đạt 20,1%, cao hơn 1,9% so với nhiệm kỳ trước.
Không chỉ bước vào chính trường, ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển kinh tế…Theo báo cáo Grant Thornton quốc tế, tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đã tăng từ 20% năm 2011 lên 24% năm 2019 và đạt 39% vào năm 2021 (tăng 6% so với năm 2020 và cao hơn 9% so với toàn cầu, xếp thứ 3 trong số 29 quốc gia trên thế giới được khảo sát, sau Philippines và Nam Phi). Các vị trí hàng đầu thường được phụ nữ đảm nhận trong doanh nghiệp tại Việt Nam là Giám đốc tài chính với tỉ lệ 60% (tăng từ 32% của năm 2020) đưa Việt Nam đứng số 1 tại Châu Á - Thái Bình Dương; Vị trí Giám đốc Nhân sự đứng thứ hai với 59%...
Những con số trên là minh chứng cho thấy thành tựu đáng tự hào trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, giải phóng con người của Đảng, Nhà nước ta và cũng khẳng định sự vươn lên không ngừng của phụ nữ Việt Nam.
Tuy đạt được rất nhiều thành tựu trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, song với nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều hệ lụy từ định kiện giới, giờ đây “Bình đẳng giới không phải vấn đề giữa đàn ông và phụ nữ, mà là giữa con người và định kiến”. Định kiến cho rằng, phụ nữ yếu đuối chỉ hợp với công việc nội trợ, phụ nữ bận sinh con sẽ không có thời gian phát triển nghề nghiệp...Nhiều công ty để đảm bảo lợi ích kinh tế đã tuyên bố không nhận lao động nữ, điều đó vô hình chung đã tạo nên chế độ phân biệt đối xử với nữ giới và tước đi cơ hội phát triển nghề nghiệp của họ. Theo báo cáo năm 2021 của Grant Thornton International, trở ngại đối với nhà lãnh đạo cấp cao nữ ở Việt Nam là thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp, tỉ lệ này ở Việt Nam là 40% cao hơn nhiều so với tỉ lệ 27% của toàn cầu. Bên cạnh đó, một thực tế đáng lo ngại là tâm lý “ưa thích con trai” vẫn rất phổ biến ở Việt Nam.
Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019 của Việt Nam cho biết, những năm gần đây, tỷ số giới tính khi sinh (tỷ lệ bé trai sơ sinh trên 100 bé gái sơ sinh) khá cao, luôn mức trên 110: Năm 2018 là 114,8; năm 2019 tỷ số giới tính khi sinh giảm ở mức 111,5; năm 2021 con số này lại tăng đến 112, trong khi tỷ số “tự nhiên” hoặc “bình thường” dao động khoảng 105-106. Báo cáo Tình trạng dân số Thế giới 2020 ước tính Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 45.000 trẻ sơ sinh gái mỗi năm. Đây được cho là hệ lụy nan giải do định kiến giới mà Việt Nam rất cần những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để khắc phục.
Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, để tiếp tục đẩy mạnh bình đẳng giới và phát triển nữ quyền, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu cụ thể của chiến lược, trong lĩnh vực chính trị, đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ; trong lĩnh vực kinh tế, lao động, tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên, đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030; giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030; tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Trong đời sống gia đình, giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới...
Để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược, cần tập trung vào những giải pháp sau:
Nâng cao hơn nữa nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò nữ giới, quyền nữ giới trong xã hội, các luật về bình đẳng giới.
Triển khai và thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới (được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực ngày 01/7/2007) nhằm đảm bảo mục tiêu xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Hoàn thiện và củng cố hệ thống quy định, pháp lý, thực hiện các chính sách, chủ trương nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và nữ quyền.
Thu hẹp khoảng cách về giới trong mọi khía cạnh của đời sống như trong gia đình, trong công việc, trong lĩnh vực chính trị - xã hội. Thông qua việc tuyển dụng, đào tạo, phân công công việc, tạo cơ hội phát triển trình độ, nghề nghiệp; xây dựng chế độ thụ hưởng, tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe đều hướng tới đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ. Kịp thời tuyên dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình tiêu biểu về bình đẳng giới và phát triển nữ quyền.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “... Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”. Vì vậy, giải phóng phụ nữ không chỉ là công việc riêng của phụ nữ mà gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Một sự nghiệp mà Đảng, nhà nước, Chính phủ và toàn thể nhân dân phải chung sức đồng lòng và đi đến tận cùng để đập tan định kiến giới, giúp nữ giới phát huy tốt nhất sức mạnh nữ quyền vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước./.
Khánh Huyền