Hơn 2 năm qua, lực lượng lao động trẻ trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã chịu rất nhiều ảnh hưởng do những biến cố toàn cầu như dịch bệnh, xung đột tác động lên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nhiều lao động trẻ đã bị từ chối trước cánh cửa việc làm và phải đối diện với thực tế thất nghiệp hoặc chật vật tìm kiếm cho mình cánh cửa việc làm mới.
Lao động việc làm của thanh niên dưới tác động của đại dịch
Kể từ năm 2020, dịch Covid-19 đã thực sự phủ bóng đen lên thị trường lao động việc làm toàn cầu. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng, khả năng phục hồi của thị trường lao động năm 2022 vẫn chậm và không chắc chắn do đại dịch sẽ tiếp tục tác động xấu đến thị trường lao động toàn cầu. ILO đã hạ mức dự báo về khả năng phục hồi của thị trường lao động năm 2022 với mức thâm hụt thời gian làm việc toàn cầu trong năm 2022 so với Quý IV/2019 sẽ tương đương với khoảng 52 triệu việc làm toàn thời gian. Trong khi trước đó, theo dự báo tại thời điểm tháng 5 năm 2021, ước tính mức thâm hụt chỉ tương đương với số giờ làm việc của 26 triệu việc làm toàn thời gian. Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến sẽ duy trì ở mức cao hơn trước đại dịch Covid-19 ít nhất cho đến năm 2023 trong đó bao gồm một phần lớn lực lượng lao động trẻ. Ước tính thất nghiệp toàn cầu năm 2022 là 207 triệu người, so với 186 triệu năm 2019. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động toàn cầu năm 2022 dự kiến sẽ vẫn thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với năm 2019 khi dịch bệnh chưa bùng nổ.
Không nằm ngoài xu thế chung của lực lượng lao động thế giới, lao động và việc làm ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 trong suốt hơn 2 năm qua. Năm 2021, diễn biến phức tạp và kéo dài của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đã khiến tình hình lao động việc làm gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2020, lực lượng lao động, số người có việc làm giảm; tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp tăng so với năm trước: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2021 đạt 50,5 triệu người, giảm 791,6 nghìn người; Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2021 là 67,7%, giảm 1,9 điểm phần trăm so với năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15-24 tuổi) là 8,48%, tăng 0,52 điểm phần trăm, cao hơn mức trung bình chung của cả nước. Nhất là với thanh niên trong độ tuổi 15-24 tuổi ở khu vực thành thị với tỷ lệ 11,91%, tăng 1,33 điểm phần trăm.
Trong quý I năm 2022, mặc dù cả nước vẫn còn hơn 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng con số này đã giảm mạnh so với quý trước (giảm 7,8 triệu người). Đây là mức giảm mạnh nhất được ghi nhận kể từ khi đất nước chứng kiến sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Có thể nói, sự quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ngay trong quý I năm 2022 đã giúp một bộ phận người lao động trong đó có lực lượng lao động trẻ sớm quay trở lại thị trường lao động. Dù vậy, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi vẫn còn ở mức cao. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong quý I năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 đến 24 tuổi) là 7,93%, thấp hơn 0,85 điểm phần trăm so với quý trước và cao hơn 0,49 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên ở khu vực thành thị cao gấp 1,3 lần ở khu vực nông thôn, tương ứng là 9,30% và 7,20%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở 2 thành phố lớn nhất Việt Nam lại có sự tăng, giảm trái ngược. Thành phố Hồ Chí Minh trong quý I năm 2022 là 11,30%, cao hơn so với Hà Nội (10,31%). So với quý trước, tỷ lệ này ở Thành phố Hồ Chí Minh giảm 6,83 điểm phần trăm, trong khi đó Hà Nội tăng 1,13 điểm phần trăm. Trong 3 tháng đầu năm, tại thành phố Hồ Chí Minh, các hoạt động kinh tế - xã hội dần trở nên nhộn nhịp, học sinh, sinh viên các trường đi học trực tiếp trở lại đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm đáng kể.
Không nằm ngoài xu thế chung của lực lượng lao động thế giới, lao động và việc làm ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 trong suốt hơn 2 năm qua. Năm 2021, diễn biến phức tạp và kéo dài của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đã khiến tình hình lao động việc làm gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2020, lực lượng lao động, số người có việc làm giảm; tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp tăng so với năm trước: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2021 đạt 50,5 triệu người, giảm 791,6 nghìn người; Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2021 là 67,7%, giảm 1,9 điểm phần trăm so với năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15-24 tuổi) là 8,48%, tăng 0,52 điểm phần trăm, cao hơn mức trung bình chung của cả nước. Nhất là với thanh niên trong độ tuổi 15-24 tuổi ở khu vực thành thị với tỷ lệ 11,91%, tăng 1,33 điểm phần trăm.
Trong quý I năm 2022, mặc dù cả nước vẫn còn hơn 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng con số này đã giảm mạnh so với quý trước (giảm 7,8 triệu người). Đây là mức giảm mạnh nhất được ghi nhận kể từ khi đất nước chứng kiến sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Có thể nói, sự quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ngay trong quý I năm 2022 đã giúp một bộ phận người lao động trong đó có lực lượng lao động trẻ sớm quay trở lại thị trường lao động. Dù vậy, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi vẫn còn ở mức cao. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong quý I năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 đến 24 tuổi) là 7,93%, thấp hơn 0,85 điểm phần trăm so với quý trước và cao hơn 0,49 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên ở khu vực thành thị cao gấp 1,3 lần ở khu vực nông thôn, tương ứng là 9,30% và 7,20%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở 2 thành phố lớn nhất Việt Nam lại có sự tăng, giảm trái ngược. Thành phố Hồ Chí Minh trong quý I năm 2022 là 11,30%, cao hơn so với Hà Nội (10,31%). So với quý trước, tỷ lệ này ở Thành phố Hồ Chí Minh giảm 6,83 điểm phần trăm, trong khi đó Hà Nội tăng 1,13 điểm phần trăm. Trong 3 tháng đầu năm, tại thành phố Hồ Chí Minh, các hoạt động kinh tế - xã hội dần trở nên nhộn nhịp, học sinh, sinh viên các trường đi học trực tiếp trở lại đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm đáng kể.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Trong quý I năm 2022, cả nước có khoảng 1,7 triệu thanh niên 15-24 tuổi không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo (chiếm 13,3% tổng số thanh niên), giảm 166,0 nghìn người so với quý trước và giảm 291,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, 15,3% so với 10,1% và ở nữ thanh niên cao hơn so với nam thanh niên, 15,1% so với 11,6%. So sánh theo 6 vùng kinh tế - xã hội, tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở Trung du và miền núi phía Bắc là cao nhất với 20,4%; tiếp theo là Đồng bằng sông Cửu Long với 19,1%, tương ứng giảm 0,8 và 2,5 điểm phần trăm so với quý trước. Tỷ lệ này ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quý I năm 2022 là 9,1%, cao hơn so với Hà Nội (7,2%). So với quý trước, tỷ lệ này ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều giảm, tương ứng là giảm 5,7 điểm phần trăm và giảm 0,6 điểm phần trăm.
Trong báo cáo gần đây, ILO dự báo số lao động thất nghiệp tại Việt Nam trong năm 2022 khoảng 1,3 triệu người, so với khoảng 1,2 triệu người của năm 2021. Đến năm 2023, số lượng thất nghiệp sẽ giảm về mức tương tự năm 2021 nhưng vẫn cao hơn thời điểm năm 2019 (khoảng 1,1 triệu người). Lực lượng lao động trẻ cũng vẫn chiếm 1 phần trong số lượng dự đoán này. Điều đáng nói là, đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng là những người từ 15-34 tuổi (48,4%) cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động nhóm tuổi này chiếm trong lực lượng lao động, 34,7% (số liệu của Tổng cục Thống kê). Đây là chỉ tiêu tổng hợp cho biết mức độ “lệch pha” giữa cung và cầu lao động trên thị trường; phản ánh tình trạng dư cung về lao động. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, việc nghiên cứu các chính sách để tận dụng hết tiềm năng của nhóm lao động này càng trở nên cần thiết.
Hình 1: Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động và lao động không sử dụng hết tiềm năng,
quý I năm 2022
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Kỳ vọng việc làm cho lao động trẻ
Việt Nam đang trong quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế để không lỡ nhịp với đà phục hồi của kinh tế thế giới nhờ Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp. Cùng với đó, sự ủng hộ của nhân dân cả nước và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy tác động, hiệu quả, tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm 2022 của nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và 3,66% của quý I năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý I năm 2019.
Bước sang năm 2022, những nỗ lực triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội, sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, vận dụng cơ hội để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế - xã hội của Việt Nam đã có hiệu quả rõ rệt với thị trường lao động khi số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 đã giảm mạnh. Thị trường lao động việc làm của Việt Nam quý I năm 2022 đã dần phục hồi trở lại cùng nền kinh tế thích ứng linh hoạt. Lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2022 tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt lao động trong ngành dịch vụ tăng đáng kể so với quý trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm so với quý trước. Đây cũng chính là tiền đề để kỳ vọng vào việc đáp ứng việc làm và giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp cho lao động thanh niên trên cả nước.
Ngoài ra, khi Chính phủ mở cửa du lịch từ ngày 15/3/2022, nhiều đơn vị, doanh nghiệp ngành du lịch, ẩm thực, vui chơi giải trí trên cả nước đã tham gia phiên giao dịch việc làm để tuyển dụng nhân sự mới. Cơ hội cũng mở ra đối với các lao động trẻ khi nhiều doanh nghiệp với đa dạng ngành nghề đã liên hệ trực tiếp với các trường trung cấp, cao đẳng để tuyển sinh viên sắp ra trường, bù lại lực lượng lao động đang bị thiếu hụt do về quê hay bị cho nghỉ việc giai đoạn dịch cao điểm.
Bên cạnh đó, Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2021 & Xu hướng tuyển dụng 2022 từ TopCV của công ty công nghệ nhân sự hàng đầu Việt Nam (HTTech) đã cho rằng, các doanh nghiệp đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh được quay trở lại. Vì vậy, năm 2022 được cho là sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động trẻ khi các doanh nghiệp sẽ có thể nới lỏng một số yêu cầu công việc, nhất là yêu cầu về kinh nghiệm để có thể nhanh chóng bù đắp được số lao động thiếu hụt. Một số ngành như: Tài chính, Bất động sản, Giáo dục/đào tạo, Bán lẻ/hàng tiêu dùng, Thương mại điện tử, IT, Dược phẩm, Marketing… đang là những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng gia tăng.
Doanh nghiệp cũng có xu hướng tìm kiếm nhân lực có trình độ ngày càng cao, nhất là ở những đô thị lớn. Kết quả thống kê từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho thấy, nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo vẫn chiếm cao nhất, tới 86,39%, trong đó trình độ đại học trở lên chiếm 21,58%, cao đẳng chiếm 19,13%, trung cấp chiếm 25,08%, sơ cấp chiếm 20,6%... Nhân lực thông thạo ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung rất có lợi thế. Cụ thể, ngành tài chính, ngân hàng sẽ cần tuyển dụng nhiều nhân lực có kiến thức về công nghệ thông tin (IT) và kỹ năng bán hàng (Sales). Các nhân sự giỏi trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) - Dữ liệu lớn (Big Data) - Crypto và Chuỗi khối (Blockchain) sẽ được nhiều doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng. Trên đây đều là các ngành nghề mới, sáng tạo, phù hợp với lực lượng lao động trẻ có kiến thức mới, được cập nhật theo xu thế việc làm của thế giới và trong nước. Nắm được xu hướng tuyển dụng và nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp, lực lượng lao động trẻ có thể tận dụng thời cơ để tìm kiếm các cơ hội công việc cho mình.
Để giải quyết hiệu quả cuộc khủng hoảng việc làm cho thanh niên, Chính phủ cũng có nhiều biện pháp ứng phó có mục tiêu và quy mô. Tập trung phát triển toàn diện thị trường lao động, trợ cấp tiền lương và các chương trình việc làm khu vực công cho thanh niên, đồng thời giảm thiểu tác động đối với các sinh viên trẻ do gián đoạn quá trình học tập, đào tạo vì Covid-19. Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hàng ngày 07/07/2021 đã quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó, giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động nghỉ việc không lương; hỗ trợ người lao động ngừng việc... Đây cũng là cơ hội cho lao động trẻ có điều kiện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tạo cơ hội quay lại với công việc cũ hoặc tìm kiếm công việc mới./.
Bước sang năm 2022, những nỗ lực triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội, sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, vận dụng cơ hội để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế - xã hội của Việt Nam đã có hiệu quả rõ rệt với thị trường lao động khi số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 đã giảm mạnh. Thị trường lao động việc làm của Việt Nam quý I năm 2022 đã dần phục hồi trở lại cùng nền kinh tế thích ứng linh hoạt. Lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2022 tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt lao động trong ngành dịch vụ tăng đáng kể so với quý trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm so với quý trước. Đây cũng chính là tiền đề để kỳ vọng vào việc đáp ứng việc làm và giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp cho lao động thanh niên trên cả nước.
Ngoài ra, khi Chính phủ mở cửa du lịch từ ngày 15/3/2022, nhiều đơn vị, doanh nghiệp ngành du lịch, ẩm thực, vui chơi giải trí trên cả nước đã tham gia phiên giao dịch việc làm để tuyển dụng nhân sự mới. Cơ hội cũng mở ra đối với các lao động trẻ khi nhiều doanh nghiệp với đa dạng ngành nghề đã liên hệ trực tiếp với các trường trung cấp, cao đẳng để tuyển sinh viên sắp ra trường, bù lại lực lượng lao động đang bị thiếu hụt do về quê hay bị cho nghỉ việc giai đoạn dịch cao điểm.
Bên cạnh đó, Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2021 & Xu hướng tuyển dụng 2022 từ TopCV của công ty công nghệ nhân sự hàng đầu Việt Nam (HTTech) đã cho rằng, các doanh nghiệp đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh được quay trở lại. Vì vậy, năm 2022 được cho là sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động trẻ khi các doanh nghiệp sẽ có thể nới lỏng một số yêu cầu công việc, nhất là yêu cầu về kinh nghiệm để có thể nhanh chóng bù đắp được số lao động thiếu hụt. Một số ngành như: Tài chính, Bất động sản, Giáo dục/đào tạo, Bán lẻ/hàng tiêu dùng, Thương mại điện tử, IT, Dược phẩm, Marketing… đang là những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng gia tăng.
Doanh nghiệp cũng có xu hướng tìm kiếm nhân lực có trình độ ngày càng cao, nhất là ở những đô thị lớn. Kết quả thống kê từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho thấy, nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo vẫn chiếm cao nhất, tới 86,39%, trong đó trình độ đại học trở lên chiếm 21,58%, cao đẳng chiếm 19,13%, trung cấp chiếm 25,08%, sơ cấp chiếm 20,6%... Nhân lực thông thạo ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung rất có lợi thế. Cụ thể, ngành tài chính, ngân hàng sẽ cần tuyển dụng nhiều nhân lực có kiến thức về công nghệ thông tin (IT) và kỹ năng bán hàng (Sales). Các nhân sự giỏi trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) - Dữ liệu lớn (Big Data) - Crypto và Chuỗi khối (Blockchain) sẽ được nhiều doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng. Trên đây đều là các ngành nghề mới, sáng tạo, phù hợp với lực lượng lao động trẻ có kiến thức mới, được cập nhật theo xu thế việc làm của thế giới và trong nước. Nắm được xu hướng tuyển dụng và nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp, lực lượng lao động trẻ có thể tận dụng thời cơ để tìm kiếm các cơ hội công việc cho mình.
Để giải quyết hiệu quả cuộc khủng hoảng việc làm cho thanh niên, Chính phủ cũng có nhiều biện pháp ứng phó có mục tiêu và quy mô. Tập trung phát triển toàn diện thị trường lao động, trợ cấp tiền lương và các chương trình việc làm khu vực công cho thanh niên, đồng thời giảm thiểu tác động đối với các sinh viên trẻ do gián đoạn quá trình học tập, đào tạo vì Covid-19. Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hàng ngày 07/07/2021 đã quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó, giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động nghỉ việc không lương; hỗ trợ người lao động ngừng việc... Đây cũng là cơ hội cho lao động trẻ có điều kiện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tạo cơ hội quay lại với công việc cũ hoặc tìm kiếm công việc mới./.