Sáng ngày 10/12/2020, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X chính thức khai mạc, với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Có 2.300 đại biểu về dự Đại hội, gồm: 280 đại biểu khách mời; 2.020 đại biểu chính thức, được thành lập thành 133 đoàn đại biểu.
Tinh thần thi đua vượt lên chính mình chính là cội nguồn sức mạnh của sự phát triển
Phát biểu khai mạc Đại hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương khẳng định: Trong 5 năm qua, phong trào thi đua yêu nước phát triển ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng chưa từng thấy với nhiều nội dung phong phú, sinh động, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tiếng hát át tiếng bom”. Chúng ta thấy nhiều hình ảnh cảm động, nhân văn, những tấm gương đa dạng trong nhiều lĩnh vực…
Có thể nói, các phong trào thi đua đã góp phần quan trọng vào việc động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, khơi dậy được tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, hun đúc ý chí mạnh mẽ, khát vọng hùng cường của dân tộc ta. Thi đua giờ đây trở thành điều rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Tinh thần thi đua vượt lên chính mình chính là cội nguồn sức mạnh của sự phát triển.
Điểm lại những thành tựu nổi bật của đất nước trong 5 năm qua gắn với các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực, ở mọi tầng lớp nhân dân, đoàn thể, doanh nghiệp..., Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Đại hội là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trên cơ sở tiếp nối và phát huy những truyền thống tốt đẹp, những thành quả quý báu mà cha ông ta bao thế hệ đã giành được trong suốt 72 năm qua. Đồng thời, Đại hội còn có ý nghĩa quan trọng động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo khí thế và động lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc thứ XIII, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, tự cường, thịnh vượng, dân chủ, công bằng và văn minh.
Báo cáo tại Đại hội, đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng TĐKT Trung ương cho biết: Nhận thức được vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào thi đua yêu nước và thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là yêu nước", Đảng, Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác TĐKT và phát động các phong trào thi đua mới thiết thực, hiệu quả. Giai đoạn 2016 - 2020, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng đã có nhiều đổi mới, sáng tạo và hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong 5 năm qua, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực tiếp tục phát triển sâu rộng, nhất là từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam; thực hiện lời dạy của Bác “Càng khó khăn thì càng phải thi đua”, hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, các ngành, các cấp và nhân dân cả nước đã ra sức thi đua phấn đấu, chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra, kiểm soát được đại dịch và phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động đã trở thành nòng cốt trong phong trào thi đua của cả nước, được các cấp, các ngành, các địa phương và đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng tham gia.
Trong đó, phong trào có hiệu quả thiết thực nhất và để lại dấu ấn, làm thay đổi bộ mặt, diện mạo của nông thôn Việt Nam trong thời gian qua là phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, với nhiều mô hình mới, sáng tạo được thực hiện hiệu quả từ một đến một vài địa phương đã lan tỏa ra cả nước như: Mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) xuất phát từ tỉnh Quảng Ninh được nhân rộng thành chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2018 - 2020; mô hình “Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu”, “Vườn mẫu” tại tỉnh Hà Tĩnh...
Với sự quan tâm, tạo điều kiện của Nhà nước và toàn xã hội, người dân đã thực sự trở thành chủ thể của phong trào thi đua với những việc làm thiết thực, hiệu quả. Trong 10 năm, đã có hàng vạn hộ gia đình tự nguyện hiến gần 45 triệu m2 đất, đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng và gần 60 triệu ngày công lao động để xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi ở địa phương, góp phần về đích sớm gần 2 năm các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020. Đó là 61% xã, 26% đơn vị cấp huyện và 12 tỉnh, thành phố có 100% xã về đích nông thôn mới; một số nơi đã xây dựng được mô hình nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và đang nhân rộng để phấn đấu đến 2025 đạt 10% số xã nông thôn mới kiểu mẫu như dự thảo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.
Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” với sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực vươn lên của các hộ gia đình đã được triển khai ở tất cả các vùng, miền, địa phương trong cả nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo của cả nước xuống dưới 3%; so với đầu nhiệm kỳ có 32,5% xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, 50% huyện thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” được triển khai hiệu quả, khuyến khích khởi nghiệp, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Trong 5 năm qua, có hơn 630.000 doanh nghiệp thành lập mới và ngày càng nhiều các doanh nghiệp đạt các danh hiệu "Doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ công nhận Thương hiệu quốc gia", "Doanh nghiệp vì người lao động"...
Phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức, viên chức tận tụy, trách nhiệm, chuyên nghiệp, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Công tác tuyên truyền, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến là điểm nổi bật trong 5 năm qua, góp phần tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước phát triển. Ban TĐKT Trung ương cũng như các ban, bộ, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng nhiều chương trình, chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền về các phong trào thi đua, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt với nhiều hình thức như: Tổ chức hội nghị biểu dương, khen thưởng; giới thiệu, gặp mặt, giao lưu các điển hình tiên tiến; tổ chức các cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt... Qua đó, góp phần khích lệ, động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ.
Từ các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện ngày càng nhiều các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, điển hình tiến tiến. Trong 5 năm qua, đã khen tặng 343.727 Huân, Huy chương; 25.920 danh hiệu vinh dự Nhà nước (trong đó bao gồm cả Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân ưu tú, nhân dân); 28 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 73 Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; 308 Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh và 390 Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Tại Đại hội này, có 2020 đại biểu là những điển hình tiên tiến xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực và đại diện cho các tổ chức, cá nhân được khen thưởng trong nhiệm kỳ qua. Trong đó 60% là những người trực tiếp đang lao động, học tập trên cá lĩnh vực; 24% đại biểu nữ; 19,5% đại biểu trẻ và 9,5% đại biểu các dân tộc thiểu số. Đây là những bông hoa tươi thắm nhất trong vườn hoa thi đua yêu nước của đất nước trong 5 năm qua.
Thi đua là để đào tạo, rèn luyện và xây dựng con người mới
Phát biểu tại Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những kết quả, thành tích trong phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 5 năm 2015 - 2020, chúc mừng các đại biểu điển hình tiên tiến về dự Đại hội, những bông hoa tươi thắm trong phong trào thi đua của cả nước.
Đồng thời khẳng định: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay. Những thành tích đạt được trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 5 năm qua có sự đóng góp tích cực của các phong trào thi đua yêu nước. Phong trào thi đua yêu nước đã thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân phát huy tài năng, trí tuệ, sáng kiến thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý phong trào thi đua yêu nước trong thời gian tới cần phải hướng tới việc cổ vũ các bộ, ban, ngành, địa phương và nhân dân cả nước vượt qua mọi khó khăn thách thức, tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, sự phát triển của các loại hình kinh doanh mới, sự thay đổi phương thức sản xuất, tiêu dùng và giao tiếp trên toàn cầu, để đưa đất nước tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, ngày càng phát triển, phấn đấu thực hiện thành công, toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2021 - 2025.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh một số vấn đề cần quan tâm thực hiện:
Một là, phải tiếp tục quán triệt triển khai tuyên truyền và tổ chức thực hiện thật tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về TĐKT, nhất là quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để công tác TĐKT thực sự là động lực, là biện pháp góp phần tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong triển khai công tác TĐKT. Đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác TĐKT của các thành viên Hội đồng TĐKT ở các cấp.
Hai là, tổ chức các phong trào thi đua cần có mục tiêu thiết thực, cụ thể, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của từng bộ, ban, ngành, từng địa phương, cơ quan, đơn vị và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Cùng với phong trào thi đua thường xuyên, cần phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, tiếp tục đổi mới toàn diện, phát huy tinh thần sáng tạo trong tổ chức phong trào thi đua sao cho thật bổ ích, thiết thực, tránh hình thức, lối mòn, nhàm chán, tẻ nhạt.
Đối tượng thi đua cần phải rộng rãi, bảo đảm hài hòa các lợi ích: Lợi ích của người lao động, lợi ích của bộ, ban, ngành, của địa phương, cơ quan, đơn vị, lợi ích của cả xã hội. Các phong trào thi đua cần có nội dung, tiêu chí cụ thể, rõ ràng để dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, huy động được sự tham gia đông đảo và sự hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân.
Ba là, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, tạo chuyển biến mạnh mẽ và thực chất, bảo đảm khen thưởng chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, có tác dụng giáo dục, nêu gương. Quan tâm và cụ thể bằng các quy định về việc khen thưởng qua việc phát hiện các điển hình, nhân tố mới, khen thưởng những người trực tiếp lao động, sản xuất, khen thưởng theo chuyên đề. Tăng cường phát hiện các điển hình tiên tiến, động viên, khen thưởng kịp thời, khen thưởng phải phù hợp với thành tích và kết quả đạt được. Thi đua là để đào tạo, rèn luyện và xây dựng con người mới. Tránh hình thức.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua; phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt, nhằm thúc đẩy, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, góp phần tạo động lực thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Năm là, thi đua phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, gắn liền với tổng kết, rút kinh nghiệm và khen thưởng. Vì vậy, cần hết sức chú trọng tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực tham mưu, đề xuất, năng lực thực tiễn, năng lực phát hiện và tổ chức thực hiện của đội ngũ thành viên Hội đồng TĐKT, cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên trách và kiêm nhiệm làm công tác TĐKT. Đội ngũ những người làm công tác TĐKT cần có phẩm chất đạo đức trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về TĐKT, có bề dày kiến thức, có kinh nghiệm, gắn bó với quần chúng và phong trào thi đua, đặc biệt là cần hết sức công tâm, khách quan, trong sáng. Đồng thời, tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thống nhất từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Đây là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng công tác tham mưu và triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong phạm vi cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sắp tới.
Nhấn mạnh thi đua là một chủ trương chiến lược của Đảng, một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của tất cả các cấp, các ngành, của mỗi cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tin tưởng rằng phát huy thành tích đã đạt được và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 5 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong cả nước, công tác TĐKT và phong trào thi đua yêu nước của nước ta trong thời gian tới nhất định sẽ có nhiều thành công mới, tạo ra động lực mới quan trọng, góp phần vào tiến trình đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lan tỏa những kinh nghiệm tốt, cách làm hay
Đại hội đã được xem các phóng sự, giao lưu với các điển hình tiên tiến tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua.
Tiêu biểu là anh Trương Thái Sơn, Anh hùng Lao động, công nhân Đội quản lý điện, Công ty Điện lực Chợ Lớn, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Anh được coi là “vua sáng kiến” của ngành điện, là cá nhân dẫn đầu trong công tác phát huy sáng kiến kỹ thuật của Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh và Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Từ năm 2006 đến nay đã có hơn 30 sáng kiến được công nhận và đưa vào áp dụng thực tiễn trong công tác và làm giáo trình đào tạo công nhân mới. Các sáng kiến có giá trị làm lợi cho ngành điện nhiều tỷ đồng.
Đó là kỹ sư nông nghiệp Hồ Quang Cua, “anh hùng của đồng ruộng”, “cha đẻ” của giống gạo ngon nhất, nhì thế giới ST25. Trong suốt hơn 40 năm qua, ông đã đặt dấu chân mình trên biết bao cánh đồng để tìm ra những ưu việt của cây lúa dòng ST (Sóc Trăng) quê hương mình, rồi nghiên cứu ra những giống gạo mới vừa thơm ngon lại vừa thích ứng được với “biến đổi khí hậu”…
Đại hội cũng được giao lưu với “kỹ sư chân đất” Nguyễn Văn Rô. Chưa học hết lớp 5, nhưng bằng những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình đi làm thuê ở các tiệm cơ khí, sự ham học hỏi, đặc biệt là nỗi trăn trở khi thấy người dân địa phương thiếu thốn phương tiện cải tạo đất nuôi trồng thủy sản, ông đã chế tạo ra 5 loại máy cày, trục đất phù hợp với điều kiện ở địa phương. Chiếc máy cày phao nổi siêu nhẹ chuyên dùng cho vùng đất ngập nước do ông sáng chế được bà con tin dùng vì vừa đảm bảo năng suất vừa không gây ô nhiễm môi trường.
Hơn 20 năm gắn bó với mảnh đất Sơn La, nơi luôn là điểm nóng về ma túy, Đại tá Mai Hoàng (Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, nguyên Trưởng Công an huyện Mộc Châu, Sơn La) đối mặt với không ít gian khổ, hiểm nguy. Những ngày lễ, Tết chạnh lòng không được về nhà hay chuỗi ngày đánh án liên miên không tắm gội, những tình huống mà sống được là nhờ may mắn… đã tôi luyện cho anh một bản lĩnh thép của người chiến sĩ đấu tranh với “cái chết trắng”. Anh chia sẻ nghề này có quá nhiều thách thức cũng như cám dỗ, nhưng đến mạng sống còn không tiếc thì không gì mua chuộc được.
Trong số các gương mặt tham gia giao lưu còn có những những tấm gương không ngại khó, ngại hy sinh để xả thân cứu giúp đồng bào trong đợt bão lũ lịch sử ở miền Trung vừa qua. Trong đợt lũ dâng cao, bất chấp nhiều nguy hiểm rình rập, ông Võ Văn Bình (67 tuổi, ở thôn Đồng Tư, xã Hiển Ninh) cùng người cháu ngoại 14 tuổi đã dầm mình trong nước lũ cuồn cuộn suốt 2 ngày để cứu hơn trăm người dân được an toàn, trong khi bản thân gia đình mình cũng đang gặp nạn.
Cùng với mong ước mang lại sự đổi thay, cô giáo Hà Ánh Phượng đã từ bỏ công việc đầy hấp dẫn ở thành phố với mức lương hậu hĩnh để trở về quê hương, một huyện miền núi, dạy học. Luôn tâm niệm câu nói của Nelson Mandela “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để thay đổi”, cô Phượng coi nhiệm vụ của mình là gieo động lực để các em nhỏ thực hiện ước mơ, sống một cuộc đời ý nghĩa.
Năm 2020 cũng là một năm đáng nhớ của ngành Y tế Việt Nam. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trở thành bệnh viện tuyến đầu chống COVID-19, góp phần đưa nước ta trở thành điểm sáng trong công tác ngăn ngừa, phòng chống COVID-19. Ca mổ tách rời hai bé Trúc Nhi – Diệu Nhi do tập thể bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh thực hiện đánh dấu một bước tiến về kỹ thuật của y tế Việt Nam, đưa nước ta lên bản đồ y khoa thế giới. Hai bé được sinh ra từ tình yêu thương vô bờ và hành trình can trường của bố mẹ, và rồi được “khai sinh thêm một lần nữa” trong hình hài nguyên vẹn sau một ca đại phẫu thuật đầy rủi ro. Trên sân khấu của chương trình, câu chuyện về lòng quyết tâm, về những nỗ lực phi thường của các bác sĩ nhằm mang lại cuộc sống bình thường cho người bệnh đã mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả.
Đồn Biên phòng Đàm Thủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng quản lý và bảo vệ đoạn biên giới dài 18,914 km, trong đó, 17,542 km trên đất liền và 1,462 km biên giới trên sông, gồm 60 mốc quốc giới, từ mốc 814 đến mốc 837. Địa bàn quản lý gồm 2 xã Chí Viễn và Đàm Thủy, thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với tổng số 2.306 hộ/9.571 khẩu, gồm 3 dân tộc chính là Tày, Nùng, Kinh. Đặc biệt, có điểm tham quan du lịch nổi tiếng của 2 nước Việt – Trung nằm ngay trên đường biên giới, đó là Thác Bản Giốc. Thực hiện phong trào “Bộ đội Biên phòng Cao Bằng với công tác đền ơn đáp nghĩa nơi biên giới”, đơn vị đã nhận phụng dưỡng 4 mẹ liệt sĩ trên địa bàn xã Chí Viễn và Đàm Thủy.
Tại Đại hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 – 2025 với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, kêu gọi toàn đảng, toàn quân, toàn dân phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Hưởng ứng phát động thi đua của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tại Đại hội, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong khẳng định: Giai đoạn 2021 - 2025, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục nỗ lực, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả trong thực hiện công tác TĐKT và các phong trào thi đua yêu nước theo đúng tinh thần Thủ tướng Chính phủ vừa phát động, góp sức cùng cả nước để khát vọng Việt Nam là nước phát triển cường thịnh, sánh vai cường quốc năm châu như kỳ vọng của Bác Hồ sớm trở thành hiện thực./.
Tinh thần thi đua vượt lên chính mình chính là cội nguồn sức mạnh của sự phát triển
Phát biểu khai mạc Đại hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương khẳng định: Trong 5 năm qua, phong trào thi đua yêu nước phát triển ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng chưa từng thấy với nhiều nội dung phong phú, sinh động, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tiếng hát át tiếng bom”. Chúng ta thấy nhiều hình ảnh cảm động, nhân văn, những tấm gương đa dạng trong nhiều lĩnh vực…
Có thể nói, các phong trào thi đua đã góp phần quan trọng vào việc động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, khơi dậy được tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, hun đúc ý chí mạnh mẽ, khát vọng hùng cường của dân tộc ta. Thi đua giờ đây trở thành điều rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Tinh thần thi đua vượt lên chính mình chính là cội nguồn sức mạnh của sự phát triển.
Điểm lại những thành tựu nổi bật của đất nước trong 5 năm qua gắn với các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực, ở mọi tầng lớp nhân dân, đoàn thể, doanh nghiệp..., Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Đại hội là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trên cơ sở tiếp nối và phát huy những truyền thống tốt đẹp, những thành quả quý báu mà cha ông ta bao thế hệ đã giành được trong suốt 72 năm qua. Đồng thời, Đại hội còn có ý nghĩa quan trọng động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo khí thế và động lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc thứ XIII, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, tự cường, thịnh vượng, dân chủ, công bằng và văn minh.
Báo cáo tại Đại hội, đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng TĐKT Trung ương cho biết: Nhận thức được vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào thi đua yêu nước và thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là yêu nước", Đảng, Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác TĐKT và phát động các phong trào thi đua mới thiết thực, hiệu quả. Giai đoạn 2016 - 2020, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng đã có nhiều đổi mới, sáng tạo và hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong 5 năm qua, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực tiếp tục phát triển sâu rộng, nhất là từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam; thực hiện lời dạy của Bác “Càng khó khăn thì càng phải thi đua”, hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, các ngành, các cấp và nhân dân cả nước đã ra sức thi đua phấn đấu, chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra, kiểm soát được đại dịch và phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động đã trở thành nòng cốt trong phong trào thi đua của cả nước, được các cấp, các ngành, các địa phương và đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng tham gia.
Trong đó, phong trào có hiệu quả thiết thực nhất và để lại dấu ấn, làm thay đổi bộ mặt, diện mạo của nông thôn Việt Nam trong thời gian qua là phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, với nhiều mô hình mới, sáng tạo được thực hiện hiệu quả từ một đến một vài địa phương đã lan tỏa ra cả nước như: Mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) xuất phát từ tỉnh Quảng Ninh được nhân rộng thành chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2018 - 2020; mô hình “Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu”, “Vườn mẫu” tại tỉnh Hà Tĩnh...
Với sự quan tâm, tạo điều kiện của Nhà nước và toàn xã hội, người dân đã thực sự trở thành chủ thể của phong trào thi đua với những việc làm thiết thực, hiệu quả. Trong 10 năm, đã có hàng vạn hộ gia đình tự nguyện hiến gần 45 triệu m2 đất, đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng và gần 60 triệu ngày công lao động để xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi ở địa phương, góp phần về đích sớm gần 2 năm các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020. Đó là 61% xã, 26% đơn vị cấp huyện và 12 tỉnh, thành phố có 100% xã về đích nông thôn mới; một số nơi đã xây dựng được mô hình nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và đang nhân rộng để phấn đấu đến 2025 đạt 10% số xã nông thôn mới kiểu mẫu như dự thảo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.
Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” với sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực vươn lên của các hộ gia đình đã được triển khai ở tất cả các vùng, miền, địa phương trong cả nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo của cả nước xuống dưới 3%; so với đầu nhiệm kỳ có 32,5% xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, 50% huyện thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” được triển khai hiệu quả, khuyến khích khởi nghiệp, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Trong 5 năm qua, có hơn 630.000 doanh nghiệp thành lập mới và ngày càng nhiều các doanh nghiệp đạt các danh hiệu "Doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ công nhận Thương hiệu quốc gia", "Doanh nghiệp vì người lao động"...
Phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức, viên chức tận tụy, trách nhiệm, chuyên nghiệp, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Công tác tuyên truyền, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến là điểm nổi bật trong 5 năm qua, góp phần tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước phát triển. Ban TĐKT Trung ương cũng như các ban, bộ, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng nhiều chương trình, chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền về các phong trào thi đua, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt với nhiều hình thức như: Tổ chức hội nghị biểu dương, khen thưởng; giới thiệu, gặp mặt, giao lưu các điển hình tiên tiến; tổ chức các cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt... Qua đó, góp phần khích lệ, động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ.
Từ các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện ngày càng nhiều các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, điển hình tiến tiến. Trong 5 năm qua, đã khen tặng 343.727 Huân, Huy chương; 25.920 danh hiệu vinh dự Nhà nước (trong đó bao gồm cả Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân ưu tú, nhân dân); 28 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 73 Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; 308 Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh và 390 Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Tại Đại hội này, có 2020 đại biểu là những điển hình tiên tiến xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực và đại diện cho các tổ chức, cá nhân được khen thưởng trong nhiệm kỳ qua. Trong đó 60% là những người trực tiếp đang lao động, học tập trên cá lĩnh vực; 24% đại biểu nữ; 19,5% đại biểu trẻ và 9,5% đại biểu các dân tộc thiểu số. Đây là những bông hoa tươi thắm nhất trong vườn hoa thi đua yêu nước của đất nước trong 5 năm qua.
Thi đua là để đào tạo, rèn luyện và xây dựng con người mới
Phát biểu tại Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những kết quả, thành tích trong phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 5 năm 2015 - 2020, chúc mừng các đại biểu điển hình tiên tiến về dự Đại hội, những bông hoa tươi thắm trong phong trào thi đua của cả nước.
Đồng thời khẳng định: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay. Những thành tích đạt được trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 5 năm qua có sự đóng góp tích cực của các phong trào thi đua yêu nước. Phong trào thi đua yêu nước đã thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân phát huy tài năng, trí tuệ, sáng kiến thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý phong trào thi đua yêu nước trong thời gian tới cần phải hướng tới việc cổ vũ các bộ, ban, ngành, địa phương và nhân dân cả nước vượt qua mọi khó khăn thách thức, tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, sự phát triển của các loại hình kinh doanh mới, sự thay đổi phương thức sản xuất, tiêu dùng và giao tiếp trên toàn cầu, để đưa đất nước tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, ngày càng phát triển, phấn đấu thực hiện thành công, toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2021 - 2025.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh một số vấn đề cần quan tâm thực hiện:
Một là, phải tiếp tục quán triệt triển khai tuyên truyền và tổ chức thực hiện thật tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về TĐKT, nhất là quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để công tác TĐKT thực sự là động lực, là biện pháp góp phần tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong triển khai công tác TĐKT. Đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác TĐKT của các thành viên Hội đồng TĐKT ở các cấp.
Hai là, tổ chức các phong trào thi đua cần có mục tiêu thiết thực, cụ thể, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của từng bộ, ban, ngành, từng địa phương, cơ quan, đơn vị và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Cùng với phong trào thi đua thường xuyên, cần phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, tiếp tục đổi mới toàn diện, phát huy tinh thần sáng tạo trong tổ chức phong trào thi đua sao cho thật bổ ích, thiết thực, tránh hình thức, lối mòn, nhàm chán, tẻ nhạt.
Đối tượng thi đua cần phải rộng rãi, bảo đảm hài hòa các lợi ích: Lợi ích của người lao động, lợi ích của bộ, ban, ngành, của địa phương, cơ quan, đơn vị, lợi ích của cả xã hội. Các phong trào thi đua cần có nội dung, tiêu chí cụ thể, rõ ràng để dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, huy động được sự tham gia đông đảo và sự hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân.
Ba là, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, tạo chuyển biến mạnh mẽ và thực chất, bảo đảm khen thưởng chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, có tác dụng giáo dục, nêu gương. Quan tâm và cụ thể bằng các quy định về việc khen thưởng qua việc phát hiện các điển hình, nhân tố mới, khen thưởng những người trực tiếp lao động, sản xuất, khen thưởng theo chuyên đề. Tăng cường phát hiện các điển hình tiên tiến, động viên, khen thưởng kịp thời, khen thưởng phải phù hợp với thành tích và kết quả đạt được. Thi đua là để đào tạo, rèn luyện và xây dựng con người mới. Tránh hình thức.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua; phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt, nhằm thúc đẩy, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, góp phần tạo động lực thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Năm là, thi đua phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, gắn liền với tổng kết, rút kinh nghiệm và khen thưởng. Vì vậy, cần hết sức chú trọng tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực tham mưu, đề xuất, năng lực thực tiễn, năng lực phát hiện và tổ chức thực hiện của đội ngũ thành viên Hội đồng TĐKT, cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên trách và kiêm nhiệm làm công tác TĐKT. Đội ngũ những người làm công tác TĐKT cần có phẩm chất đạo đức trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về TĐKT, có bề dày kiến thức, có kinh nghiệm, gắn bó với quần chúng và phong trào thi đua, đặc biệt là cần hết sức công tâm, khách quan, trong sáng. Đồng thời, tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thống nhất từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Đây là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng công tác tham mưu và triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong phạm vi cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sắp tới.
Nhấn mạnh thi đua là một chủ trương chiến lược của Đảng, một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của tất cả các cấp, các ngành, của mỗi cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tin tưởng rằng phát huy thành tích đã đạt được và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 5 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong cả nước, công tác TĐKT và phong trào thi đua yêu nước của nước ta trong thời gian tới nhất định sẽ có nhiều thành công mới, tạo ra động lực mới quan trọng, góp phần vào tiến trình đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lan tỏa những kinh nghiệm tốt, cách làm hay
Đại hội đã được xem các phóng sự, giao lưu với các điển hình tiên tiến tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua.
Tiêu biểu là anh Trương Thái Sơn, Anh hùng Lao động, công nhân Đội quản lý điện, Công ty Điện lực Chợ Lớn, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Anh được coi là “vua sáng kiến” của ngành điện, là cá nhân dẫn đầu trong công tác phát huy sáng kiến kỹ thuật của Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh và Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Từ năm 2006 đến nay đã có hơn 30 sáng kiến được công nhận và đưa vào áp dụng thực tiễn trong công tác và làm giáo trình đào tạo công nhân mới. Các sáng kiến có giá trị làm lợi cho ngành điện nhiều tỷ đồng.
Đó là kỹ sư nông nghiệp Hồ Quang Cua, “anh hùng của đồng ruộng”, “cha đẻ” của giống gạo ngon nhất, nhì thế giới ST25. Trong suốt hơn 40 năm qua, ông đã đặt dấu chân mình trên biết bao cánh đồng để tìm ra những ưu việt của cây lúa dòng ST (Sóc Trăng) quê hương mình, rồi nghiên cứu ra những giống gạo mới vừa thơm ngon lại vừa thích ứng được với “biến đổi khí hậu”…
Đại hội cũng được giao lưu với “kỹ sư chân đất” Nguyễn Văn Rô. Chưa học hết lớp 5, nhưng bằng những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình đi làm thuê ở các tiệm cơ khí, sự ham học hỏi, đặc biệt là nỗi trăn trở khi thấy người dân địa phương thiếu thốn phương tiện cải tạo đất nuôi trồng thủy sản, ông đã chế tạo ra 5 loại máy cày, trục đất phù hợp với điều kiện ở địa phương. Chiếc máy cày phao nổi siêu nhẹ chuyên dùng cho vùng đất ngập nước do ông sáng chế được bà con tin dùng vì vừa đảm bảo năng suất vừa không gây ô nhiễm môi trường.
Hơn 20 năm gắn bó với mảnh đất Sơn La, nơi luôn là điểm nóng về ma túy, Đại tá Mai Hoàng (Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, nguyên Trưởng Công an huyện Mộc Châu, Sơn La) đối mặt với không ít gian khổ, hiểm nguy. Những ngày lễ, Tết chạnh lòng không được về nhà hay chuỗi ngày đánh án liên miên không tắm gội, những tình huống mà sống được là nhờ may mắn… đã tôi luyện cho anh một bản lĩnh thép của người chiến sĩ đấu tranh với “cái chết trắng”. Anh chia sẻ nghề này có quá nhiều thách thức cũng như cám dỗ, nhưng đến mạng sống còn không tiếc thì không gì mua chuộc được.
Trong số các gương mặt tham gia giao lưu còn có những những tấm gương không ngại khó, ngại hy sinh để xả thân cứu giúp đồng bào trong đợt bão lũ lịch sử ở miền Trung vừa qua. Trong đợt lũ dâng cao, bất chấp nhiều nguy hiểm rình rập, ông Võ Văn Bình (67 tuổi, ở thôn Đồng Tư, xã Hiển Ninh) cùng người cháu ngoại 14 tuổi đã dầm mình trong nước lũ cuồn cuộn suốt 2 ngày để cứu hơn trăm người dân được an toàn, trong khi bản thân gia đình mình cũng đang gặp nạn.
Cùng với mong ước mang lại sự đổi thay, cô giáo Hà Ánh Phượng đã từ bỏ công việc đầy hấp dẫn ở thành phố với mức lương hậu hĩnh để trở về quê hương, một huyện miền núi, dạy học. Luôn tâm niệm câu nói của Nelson Mandela “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để thay đổi”, cô Phượng coi nhiệm vụ của mình là gieo động lực để các em nhỏ thực hiện ước mơ, sống một cuộc đời ý nghĩa.
Năm 2020 cũng là một năm đáng nhớ của ngành Y tế Việt Nam. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trở thành bệnh viện tuyến đầu chống COVID-19, góp phần đưa nước ta trở thành điểm sáng trong công tác ngăn ngừa, phòng chống COVID-19. Ca mổ tách rời hai bé Trúc Nhi – Diệu Nhi do tập thể bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh thực hiện đánh dấu một bước tiến về kỹ thuật của y tế Việt Nam, đưa nước ta lên bản đồ y khoa thế giới. Hai bé được sinh ra từ tình yêu thương vô bờ và hành trình can trường của bố mẹ, và rồi được “khai sinh thêm một lần nữa” trong hình hài nguyên vẹn sau một ca đại phẫu thuật đầy rủi ro. Trên sân khấu của chương trình, câu chuyện về lòng quyết tâm, về những nỗ lực phi thường của các bác sĩ nhằm mang lại cuộc sống bình thường cho người bệnh đã mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả.
Đồn Biên phòng Đàm Thủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng quản lý và bảo vệ đoạn biên giới dài 18,914 km, trong đó, 17,542 km trên đất liền và 1,462 km biên giới trên sông, gồm 60 mốc quốc giới, từ mốc 814 đến mốc 837. Địa bàn quản lý gồm 2 xã Chí Viễn và Đàm Thủy, thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với tổng số 2.306 hộ/9.571 khẩu, gồm 3 dân tộc chính là Tày, Nùng, Kinh. Đặc biệt, có điểm tham quan du lịch nổi tiếng của 2 nước Việt – Trung nằm ngay trên đường biên giới, đó là Thác Bản Giốc. Thực hiện phong trào “Bộ đội Biên phòng Cao Bằng với công tác đền ơn đáp nghĩa nơi biên giới”, đơn vị đã nhận phụng dưỡng 4 mẹ liệt sĩ trên địa bàn xã Chí Viễn và Đàm Thủy.
Tại Đại hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 – 2025 với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, kêu gọi toàn đảng, toàn quân, toàn dân phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Hưởng ứng phát động thi đua của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tại Đại hội, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong khẳng định: Giai đoạn 2021 - 2025, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục nỗ lực, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả trong thực hiện công tác TĐKT và các phong trào thi đua yêu nước theo đúng tinh thần Thủ tướng Chính phủ vừa phát động, góp sức cùng cả nước để khát vọng Việt Nam là nước phát triển cường thịnh, sánh vai cường quốc năm châu như kỳ vọng của Bác Hồ sớm trở thành hiện thực./.
Nguồn: thiduakhenthuongvn.org.vn