Nguồn lực đổi mới phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam

|

Nguồn lực đổi mới phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam

Những năm qua, hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã có bước phát triển cả về quy mô, chất lượng đào tạo. Người học sau khi tốt nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Có được kết quả này là do hoạt động GDNN chú trọng hơn nâng cao chất lượng và sự quan tâm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện về cơ chế chính sách giúp GDNN huy động, phát triển nguồn lực tài chính đem lại cơ hội học tập tốt hơn cho người học.
 
Thực trạng nguồn lực cho giáo dục ngh nghiệp tại Việt Nam
 
GDNN được xác định là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo ngh nghiệp khác cho người lao động. GDNN hiện được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên. Mục tiêu chung của GDNN nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho thị trường lao động, có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập với thế giới. Đồng thời, GDNN cũng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điu kiện cho người học sau khi được đào tạo ngh có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

 
 
Sự quan tâm của Nhà nước đối với công tác GDNN được thể hiện rõ khi Luật Giáo dục ngh nghiệp đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại K họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2015. Đây là một đạo luật đã thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, GDNN nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, giải quyết nhiu bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống GDNN ở Việt Nam.
 
Năm 2018, cả nước có 2957 nghìn cơ sở GDNN (trong đó, công lập là 1299 nghìn cơ sở; ngoài công lập là 1658 nghìn cơ sở). Năm 2018, số học sinh, sinh viên tốt nghiệp là 2100 nghìn người. Chất lượng và hiệu quả đào tạo GDNN có nhiu chuyển biến tích cực, đào tạo từng bước chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu”, gắn với dự báo nguồn nhân lực, dự báo v việc làm, yêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp đòi hỏi lao động trực tiếp tay ngh cao ở các lĩnh vực công nghệ tiên tiến…
 
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB &XH), 6 tháng năm 2019, công tác tuyển sinh GDNN đạt khoảng 1.081 nghìn người, đạt 48% kế hoạch; trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 112 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo ngh nghiệp khác khoảng 969 nghìn người. Ngoài ra, GDNN cũng triển khai thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng cao, tiếp tục tổ chức đào tạo thí điểm cho 12 ngh cấp độ quốc tế chuyển giao từ Úc. Bộ LĐ-TB&XH đặt chỉ tiêu năm 2019 tuyển mới GDNN khoảng 2.260 nghìn người. Trong đó, trình độ trung cấp và cao đẳng là 560 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo ngh nghiệp khác khoảng 1.700 nghìn người. Tốt nghiệp học ngh theo các trình độ đào tạo khoảng 2.195 nghìn người; Cao đẳng và trung cấp khoảng 495 nghìn người; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng khoảng 1.700 nghìn người.
 
Công tác đầu tư cho GDNN được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực. Nguồn ngân sách cho GDNN được ưu tiên trong tổng chi ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo và được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, kịp thời. Các khoản mục trong đầu tư GDNN thời gian qua có thể kể đến như: Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở GDNN theo quy hoạch; tập trung đầu tư hình thành một số cơ sở GDNN trọng điểm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học tập của người lao động và từng bước phổ cập ngh cho thanh niên; ưu tiên đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân lực thuộc các ngành, ngh trọng điểm quốc gia, các ngành, ngh tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; chú trọng phát triển GDNN ở các vùng có điu kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển; đầu tư đào tạo các ngh thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hoá. Nhà nước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng đào tạo đối với những ngành, ngh đặc thù; những ngành, ngh thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn; những ngành, ngh thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa.
 
Theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2014-2018, ngân sách Nhà nước (NSNN) chi cho dạy ngh chiếm tỷ lệ xấp xỉ 9% ngân sách chi cho GDNN và không ngừng gia tăng theo con số tuyệt đối tương ứng với sự gia tăng của khoản chi cho GDNN. Trong cơ cấu chi, NSNN đã ưu tiên bố trí kinh phí cho GDNN ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.
 
Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính ngoài NSNN dành cho đào tạo ngh từ nguồn thu học phí cũng đóng một vai trò quan trọng. Hiện, nguồn thu học phí chiếm khoảng 18% tổng nguồn lực tài chính cho dạy ngh và có mức tăng hàng năm. Phần lớn nguồn thu này được sử dụng để bù đắp các hoạt động đào tạo, một phần tích lũy để tái đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị qua đó tăng cường năng lực đào tạo của các cơ sở dạy ngh. Giai đoạn 2014-2018, nguồn thu từ ngoài NSNN cho đào tạo ngh từ nguồn thu học phí đã tăng xấp xỉ 3,2 lần (năm 2014 nguồn thu từ học phí là 1.523 tỷ đồng và năm 2018 tăng lên khoảng 4.892 tỷ đồng).
 
Vốn viện trợ phát triển ODA cũng là một kênh huy động trong phát triển GDNN. Hiện, nguồn vốn viện trợ phát triển ODA chưa nhiu, chiếm tỷ trọng khoảng 9% trong tổng nguồn tài chính cho đào tạo ngh. Các dự án dạy ngh từ nguồn vốn ODA còn rất nhỏ. Tuy nhiên, theo Bộ LĐ-TB&XH, qua khảo sát chưa đầy đủ, vốn ODA đầu tư cho đào tạo ngh trọng điểm đang tăng. Cụ thể, năm 2015 là gần 32 tỷ đồng, năm 2016 là gần 38 tỷ đồng và năm 2017 là gần 40 tỷ đồng.
 
Để tăng nguồn lực cho đổi mới phát triển GDNN, ngày 4/6/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết số 35/NQ-CP v tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025 với mục tiêu đến năm 2020, số cơ sở GDNN ngoài công lập đạt 35%; năm 2025 đạt tỷ lệ 40%. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 thay thế Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ quy định v hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục với nhiu thủ tục thông thoáng hơn nhằm tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục.
 
Dù đã đạt một số kết quả nhất định trong việc huy động các nguồn lực cho GDNN, song so với yêu cầu phát triển dạy ngh vẫn còn nhiu hạn chế cả v quy mô và cơ cấu... Tổng các nguồn lực của xã hội thu hút vào khối ngoài công lập hiện mới có trên 3.200 dự án đầu tư với số vốn đăng ký trên 53.000 tỷ đồng là rất thấp so với tim năng; Các nguồn lực của xã hội huy động chủ yếu từ các cá nhân thông qua học phí và đóng góp thiện nguyện, chưa huy động được sự tham gia đóng góp tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp và đội ngũ trí thức Việt kiu; Việc thu hút các nguồn lực của xã hội vào các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập tiến triển chậm; hoạt động đầu tư, hợp tác của khối tư nhân với các cơ sở giáo dục công lập thông qua các hình thức liên kết, hợp tác kinh doanh, đối tác công - tư... còn đơn lẻ, không tạo sự đột phá trong toàn hệ thống.
 
Tỷ lệ dự án đầu tư nước ngoài vào giáo dục chưa nhiu. Giáo dục và đào tạo thuộc lĩnh vực đầu tư có điu kiện và cam kết WTO của Việt Nam mới mở cửa ở các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngôn ngữ. Công tác xúc tiến đầu tư chưa được chú trọng ở cấp Trung ương và chưa được tập trung vào thế mạnh ở từng địa phương.
 
Bên cạnh đó, NSNN dành cho công tác đào tạo ngh khá cao, song hiệu quả dạy ngh cho lao động nông thôn không đồng đu giữa các vùng trong cả nước, các vùng Trung du và min núi phía Bắc, Tây Nguyên có số lao động nông thôn được hỗ trợ học ngh và tỷ lệ lao động có việc làm sau học ngh thấp hơn các vùng khác, trong khi kinh phí trung ương hỗ trợ bình quân luôn bằng hoặc cao hơn mức hỗ trợ bình quân chung của các vùng khác trong cả nước. Việc đầu tư vào hệ thống cơ sở GDNN khá lớn, nhưng trong những năm gần đây, công tác tuyển sinh của một số trường gặp nhiu khó khăn. Tình trạng thiếu người học, một số máy móc thiết bị phục vụ đào tạo tại một số trường ngh phải giãn hoặc ngừng hoạt động, một số máy móc có giá trị trong tình trạng hỏng hóc, không sử dụng được; nhiu cơ sở đào tạo hoạt động cầm chừng hoặc đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động.
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn lực cho đổi mới phát triển giáo dục ngh nghiệp
 
Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, trong thời gian tới, GDNN cần tập trung vào một số giải pháp sau:
 
Một là, rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các văn bản, chính sách liên quan đến xã hội hóa GDNN, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi để khuyến khích khu vực tư nhân trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển GDNN; đẩy mạnh công tác tuyên truyn nâng cao nhận thức xã hội hóa GDNN; thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc thành lập cơ sở dạy ngh ngoài công lập trên cơ sở quy định chặt chẽ, hướng dẫn chi tiết điu kiện thành lập… thực hiện cơ chế hậu kiểm.
 
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh mở rộng ngành ngh đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, mạng lưới thương mại dịch vụ; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
 
Ba là, xây dựng đ án sắp xếp cơ sở GDNN. Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN của cả nước theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, hạn chế thành lập mới cơ sở công lập, khuyến khích thành lập các cơ sở tư thục, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài; chú trọng đầu tư, phát triển các cơ sở GDNN tại các địa phương thuộc các vùng kinh tế - xã hội khó khăn, vùng kinh tế trọng điểm.
 
Bốn là, có chính sách khuyến khích, huy động tối đa sự tham gia của DN, làng ngh trong việc phát triển dạy ngh dưới các hình thức như: Tổ chức đào tạo tại DN, làng ngh; Liên kết với các cơ sở dạy ngh để người học được thực tập ngh trong thực tiễn sản xuất; DN đóng góp kinh phí vào Quỹ Hỗ trợ đào tạo ngh khi tiếp nhận lao động qua đào tạo ngh vào làm việc trong DN. Đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong DN để chia sẻ các nguồn lực chung: Cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực, rút ngắn thời gian chuyển giao từ kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống...
 
Năm là, chủ trì xây dựng chính sách v trách nhiệm của các doanh nghiệp trong đầu tư phát triển đào tạo nhân lực giáo dục ngh nghiệp, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, nhân lực ngành ngh mũi nhọn; trách nhiệm của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và gia đình trong việc đóng góp nguồn lực và tham gia các hoạt động giáo dục ngh nghiệp./.
 
 
ThS. Bùi Thị Kim Cúc
Đại học Công nghiệp Hà Nội