Thực trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị
Theo báo cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI) của Mỹ thực hiện, Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở Châu Á. Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở hai siêu đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động.
Theo báo cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI) của Mỹ thực hiện, Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở Châu Á. Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở hai siêu đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Đô thị hóa thiếu quy hoạch gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng không khí
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến ngày 10/4/2019, Việt Nam có 819 đô thị bao gồm: 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 19 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV, 640 đô thị loại V. Tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam được đánh giá là nhanh, đứng đầu khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 38,4% năm 2018 và dự kiến sẽ đạt tỷ lệ 40% năm 2019.
Tuy nhiên, sức hấp dẫn của các cơ hội và tiện ích ở các đô thị lớn đã không ngừng lôi cuốn lượng lớn cư dân nông thôn và các đô thị nhỏ di cư đến, khiến cho mật độ dân cư của các đô thị tăng lên. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mật độ dân cư trung bình tại Thủ đô Hà Nội năm 1999 là 1.296 người/km2, năm 2009 đã tăng lên 1.929 người/km2 và năm 2019 là 2.398 người/km2; thành phố Hồ Chí Minh cao nhất cả nước với mật độ dân số lần lượt là 2.410, 3.418 và 4.363 người/km2. Gia tăng dân số ở các đô thị đã dẫn đến sự cần thiết gia tăng các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như: Nhà ở, xe cộ, việc làm… đồng thời kéo theo sự phát thải từ các phường tiện và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, hầu hết các đô thị lớn của nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, tập trung chủ yếu là ô nhiễm bụi. Mức độ ô nhiễm biểu hiện rõ nhất ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tiếp đến là các đô thị loại I.
Tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm không khí tại các đô thị
Báo cáo hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2016, chuyên đề “Môi trường đô thị” của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, áp lực ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị chủ yếu do các phương tiện giao thông, hoạt động của các xí nghiệp nội đô, sinh hoạt của cư dân, xử lý rác thải và các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành chuyển vào. Trong đó, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ “đóng góp” nhiều nhất trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm không khí với các khí thải độc hại như: Lưu huỳnh đi-ô-xít (SO2), ni-tơ đi-ô-xit (NO2), các bon mo-no-xít (CO), khói, bụi… Tại Thủ đô Hà Nội, có đến 70% lượng bụi, 85% tổng lượng khí thải các-bon đi-ô-xít (CO2) và 95% lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi mà mắt thường không quan sát được gây ô nhiễm không khí là do hoạt động của hàng triệu phương tiện giao thông thải ra.
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến ngày 10/4/2019, Việt Nam có 819 đô thị bao gồm: 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 19 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV, 640 đô thị loại V. Tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam được đánh giá là nhanh, đứng đầu khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 38,4% năm 2018 và dự kiến sẽ đạt tỷ lệ 40% năm 2019.
Tuy nhiên, sức hấp dẫn của các cơ hội và tiện ích ở các đô thị lớn đã không ngừng lôi cuốn lượng lớn cư dân nông thôn và các đô thị nhỏ di cư đến, khiến cho mật độ dân cư của các đô thị tăng lên. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mật độ dân cư trung bình tại Thủ đô Hà Nội năm 1999 là 1.296 người/km2, năm 2009 đã tăng lên 1.929 người/km2 và năm 2019 là 2.398 người/km2; thành phố Hồ Chí Minh cao nhất cả nước với mật độ dân số lần lượt là 2.410, 3.418 và 4.363 người/km2. Gia tăng dân số ở các đô thị đã dẫn đến sự cần thiết gia tăng các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như: Nhà ở, xe cộ, việc làm… đồng thời kéo theo sự phát thải từ các phường tiện và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, hầu hết các đô thị lớn của nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, tập trung chủ yếu là ô nhiễm bụi. Mức độ ô nhiễm biểu hiện rõ nhất ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tiếp đến là các đô thị loại I.
Tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm không khí tại các đô thị
Báo cáo hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2016, chuyên đề “Môi trường đô thị” của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, áp lực ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị chủ yếu do các phương tiện giao thông, hoạt động của các xí nghiệp nội đô, sinh hoạt của cư dân, xử lý rác thải và các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành chuyển vào. Trong đó, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ “đóng góp” nhiều nhất trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm không khí với các khí thải độc hại như: Lưu huỳnh đi-ô-xít (SO2), ni-tơ đi-ô-xit (NO2), các bon mo-no-xít (CO), khói, bụi… Tại Thủ đô Hà Nội, có đến 70% lượng bụi, 85% tổng lượng khí thải các-bon đi-ô-xít (CO2) và 95% lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi mà mắt thường không quan sát được gây ô nhiễm không khí là do hoạt động của hàng triệu phương tiện giao thông thải ra.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Tại các khu vực nội thành, nội thị các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, số ngày trong năm có nồng độ bụi PM10, PM2,5 vượt ngưỡng giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT chiếm tỷ lệ hơn 20% tổng số ngày trong năm. Đối với các đô thị khu vực miền Bắc, số ngày có nồng độ bụi cao thường tập trung vào các tháng mùa đông. Bên cạnh đó, nhiều khu vực hoạt động xây dựng, phát triển đô thị chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt tại các công trường xây dựng đã và đang gây ra ô nhiễm không khí, chủ yếu là ô nhiễm bụi trong quá trình thi công, vận chuyển nguyên vật liệu, đất cát phục vụ xây dựng. Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn đến từ khí thải của ngành công nghiệp xi măng, sản xuất thép, nhiệt điện, khai thác than, vật liệu xây dựng, hóa chất, một số ngành sử dụng lò hơi, lò đốt rác thải... một số nhà máy, đặc biệt là loại vừa và nhỏ như nhà máy xi măng lò đứng hầu như chưa có hệ thống xử lý bụi đạt yêu cầu, các nhà máy thép, xi măng chưa đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý các chất độc hại. Một số địa phương đầu tư các lò đốt chất thải công suất nhỏ, chưa kiểm soát được lượng khí thải độc hại trong quá trình đốt, vận hành lò. Trong khi đó, phần lớn các bãi chôn lấp tiếp nhận chất thải rắn đô thị đều chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, rất nhiều trong số đó là các bãi rác tạm, lộ thiên, thường trong tình trạng quá tải, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác... vừa là nguồn gây ô nhiễm tới không khí, vừa ảnh hưởng đến chất lượng đất và nguồn nước các đô thị và khu vực lân cận.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, biến đổi khí hậu với những tác động ngày một hiện hữu và nghiêm trọng cũng khiến cho chất lượng không khí trở nên tồi tệ hơn thông qua thay đổi điều kiện khí quyển và khuếch đại các đám cháy rừng. Tác nhân chính của biến đổi khí hậu - đốt nhiên liệu hóa thạch cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại các đô thị nói riêng và trên toàn cầu nói chung. Bên cạnh đó còn phải kể đến ý thức gìn giữ môi trường và thói quen sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường không khí.
Ô nhiễm không khí tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và kinh tế - xã hội
Theo nghiên cứu của Liên hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người chết sớm do ô nhiễm không khí, trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có gần 4 triệu người; gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 5 nghìn tỷ đô la. Ô nhiễm ôzôn trên mặt đất dự kiến sẽ làm giảm 26% năng suất cây trồng chủ lực vào năm 2030.
Tại Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về ô nhiễm không khí và sức khỏe vào cuối năm 2018 tại Thụy Sĩ, Tổ chức Y tế thế giới WHO nhận định, hàng ngày có khoảng trên 90% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (khoảng 1,8 tỷ trẻ em) phải hít thở bầu không khí ô nhiễm khiến cho sức khỏe và sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo WHO, trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam, có 6 bệnh liên quan đến đường hô hấp có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí và chất lượng không khí. Trong cơ cấu bệnh tật, các bệnh về đường hô hấp cũng là 1 trong 5 nhóm bệnh bị mắc phải cao nhất. Các nghiên cứu của WHO cũng chỉ ra, năm 2016, hơn 60.000 người tử vong do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi; bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm không khí.
Trong khi đó, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia Việt Nam đã chỉ rõ, ô nhiễm môi trường không khí gây ra những tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ người dân ở các đô thị lớn mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí chiếm tỷ lệ khá cao, trẻ em là nhóm đối tượng chịu tác động lớn nhất. Trong đó, điều đáng lo ngại là bụi khí PM 2,5 với kích thước siêu nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy, được coi là tác nhân gây ô nhiễm có ảnh hưởng nhất đối với sức khỏe, do có khả năng lắng đọng, thẩm thấu, di chuyển trong phổi, thậm chí còn có thể xuyên qua thành mạch máu đi vào hệ tuần hoàn của con người. Vì thế, các hạt bụi này có thể gây ảnh hưởng tức thời như kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi và khó thở. Phơi nhiễm lâu dài với bụi mịn cũng có thể tăng tỷ lệ viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi, đột quỵ và bệnh tim.
Sự vào cuộc của các cơ quan liên quan nhằm hạn chế ô nhiễm không khí đô thị
Đứng trước thực trạng ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và phát triển kinh tế - xã hội đang là vấn đề đáng lo ngại tại các đô thị. Các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng này đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trước hết, các đô thị cần đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là giao thông công cộng xanh để hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, hạn chế phát thải. Tất cả các phương tiện giao thông cần được đưa vào kiểm soát và đăng kiểm để đảm bảo chất lượng.
Cần kiểm soát tốt vấn đề rác thải đô thị; các khu xử lý chất thải cần được kiểm soát chặt chẽ từ vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp đến việc xử lý các chất thải xây dựng; tái chế dần thành vật liệu xây dựng. Song song với đó, cần đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các nhà máy xử lý chất thải, các lò hơi của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng để đạt hiệu quả cao và hạn chế sự phát thải ra môi trường trong quá trình vận hành.
Cần đầu tư đồng bộ, xây dựng giải pháp lâu dài về kiểm soát khí thải và xây dựng các kịch bản để ứng phó với biến đổi khí hậu và những tác động ảnh hưởng của môi trường. Tại các đô thị cần tiến hành lắp đặt các trạm quan trắc để có được một hệ thống quan trắc toàn diện, đánh giá được tổng thể chất lượng không khí tại các đô thị, đặc biệt là tại 2 đô thị lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Mặt khác, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người để thay đổi thói quen sinh hoạt tùy tiện, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Những năm gần đây, các bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương, bằng những hành động mạnh mẽ, quyết đẩy mạnh các biện pháp ứng phó với tình hình ô nhiễm không khí. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 985a/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Kế hoạch đề ra mục tiêu tổng quát là hướng tới tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí (CLKK) thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải; giám sát CLKK xung quanh nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí và bảo đảm sức khỏe cộng đồng. Theo đó, cơ quan quản lý phải tập trung kiểm soát bụi trong quá trình thi công, vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải tại các công trường xây dựng; đầu tư, thực hiện đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm hạn chế phát sinh khí thải; tiếp tục đầu tư xây dựng, lắp đặt, vận hành các hệ thống thiết bị xử lý khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không khí. Phải hoàn thành thực hiện quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới...
Ngoài ra, theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế hiệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2019 thì chủ nguồn thải khí thải công nghiệp có phát sinh khí thải lưu lượng lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT để kiểm soát; đồng thời, các dự án có phát sinh chất thải công nghiệp lớn đều phải có giấy phép xả khí thải công nghiệp.
Để triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được ban hành, Bộ TNMT cũng đã xây dựng Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm không khí; đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý môi trường không khí; tăng cường các nguồn lực về con người, xây dựng chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp quản lý môi trường không khí từ Trung ương đến địa phương./.
Cần kiểm soát tốt vấn đề rác thải đô thị; các khu xử lý chất thải cần được kiểm soát chặt chẽ từ vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp đến việc xử lý các chất thải xây dựng; tái chế dần thành vật liệu xây dựng. Song song với đó, cần đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các nhà máy xử lý chất thải, các lò hơi của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng để đạt hiệu quả cao và hạn chế sự phát thải ra môi trường trong quá trình vận hành.
Cần đầu tư đồng bộ, xây dựng giải pháp lâu dài về kiểm soát khí thải và xây dựng các kịch bản để ứng phó với biến đổi khí hậu và những tác động ảnh hưởng của môi trường. Tại các đô thị cần tiến hành lắp đặt các trạm quan trắc để có được một hệ thống quan trắc toàn diện, đánh giá được tổng thể chất lượng không khí tại các đô thị, đặc biệt là tại 2 đô thị lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Mặt khác, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người để thay đổi thói quen sinh hoạt tùy tiện, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Những năm gần đây, các bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương, bằng những hành động mạnh mẽ, quyết đẩy mạnh các biện pháp ứng phó với tình hình ô nhiễm không khí. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 985a/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Kế hoạch đề ra mục tiêu tổng quát là hướng tới tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí (CLKK) thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải; giám sát CLKK xung quanh nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí và bảo đảm sức khỏe cộng đồng. Theo đó, cơ quan quản lý phải tập trung kiểm soát bụi trong quá trình thi công, vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải tại các công trường xây dựng; đầu tư, thực hiện đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm hạn chế phát sinh khí thải; tiếp tục đầu tư xây dựng, lắp đặt, vận hành các hệ thống thiết bị xử lý khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không khí. Phải hoàn thành thực hiện quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới...
Ngoài ra, theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế hiệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2019 thì chủ nguồn thải khí thải công nghiệp có phát sinh khí thải lưu lượng lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT để kiểm soát; đồng thời, các dự án có phát sinh chất thải công nghiệp lớn đều phải có giấy phép xả khí thải công nghiệp.
Để triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được ban hành, Bộ TNMT cũng đã xây dựng Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm không khí; đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý môi trường không khí; tăng cường các nguồn lực về con người, xây dựng chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp quản lý môi trường không khí từ Trung ương đến địa phương./.
Thu Hiền